Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát từ 24/12 tới nay không có biến động, với thép cuộn CB240 ở mức 14.740 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.
Thép Việt Ý tiếp tục bình ổn, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.700 đồng/kg; còn thép D10 CB300 có giá 15.000 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.920 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.870 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức, với 2 dòng sản phẩm gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.490 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.900 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Thép Hòa Phát bình ổn giá bán, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.660 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.010 đồng/kg.
Thép Pomina ổn định từ ngày 24/12 tới nay, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.120 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.320 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.850 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.250 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.670 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.710 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.760 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 16.060 đồng/kg.
Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.
Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 dừng ở mức 14.870 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.870 đồng/kg.
Giá thép trên sàn giao dịch
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 70 Nhân dân tệ, lên mức 4.085 Nhân dân tệ/tấn.
Xuất khẩu thép của Nga sang Ấn Độ đã tăng 468% trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 11/2022, mức cao nhất trong thời gian gần đây. Các lô hàng đến Ấn Độ đạt 218.000 tấn trong thời gian 8 tháng được xem xét ở mức 253 triệu USD; trong khi cùng kỳ năm ngoái, Nga chỉ xuất khẩu được 38.400 tấn và trị giá 61 triệu USD.
Giá chào rẻ hơn, tình trạng bán tháo của các nhà máy và giá thép quốc tế giảm là những nguyên nhân chính làm tăng nhập khẩu từ Nga và một số thị trường trọng điểm khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và các thị trường khác.
Trong khi các chuyến hàng từ Nga có mức tăng cao nhất tính theo tỷ lệ phần trăm, khiến nước này trở thành nhà cung cấp lớn thứ tư; Hàn Quốc là nhà xuất khẩu lớn nhất - cả về khối lượng và giá trị - sang Ấn Độ với gần 1,5 triệu tấn thép được nhập khẩu cũng trong khoảng thời gian trên, tương đương tăng 16%.
Các nhà xuất khẩu lớn khác sang Ấn Độ bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Indonesia. Trong khi Trung Quốc và Indonesia tăng lần lượt là 69% và 3% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu từ Nhật Bản giảm 6%.
Tổng lượng nhập khẩu thép thành phẩm là 3.751 tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu thép của Ấn Độ đã tăng so với cùng kỳ trong 6 tháng với số lượng dao động trong khoảng 444.000 tấn đến 600.000 tấn. Tháng 11 tăng cao nhất trên 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các mặt hàng được đưa từ Nga bao gồm thép cuộn cán nóng và thép dải với khối lượng 158.400 tấn; khoảng 9200 tấn tôn mạ kẽm và tôn sóng (tấm GP/GC); 50.400 tấn tấm điện và 100 tấn lẻ các mặt hàng khác.
Về giá trị, thép bán thành phẩm từ Nga trị giá 2,9 triệu USD; trong khi thép thành phẩm nhập khẩu trị giá 250 triệu USD.
Ấn Độ chuyển sang nhập khẩu ròng thép (nhập khẩu vượt xuất khẩu) vào tháng 7 và sau đó trở lại vào tháng 10 và 11 năm nay. Tuy nhiên, trong 8 tháng nước này vẫn là nước xuất khẩu ròng thép.