Số liệu của cục Thống kê Quốc gia (NBS) đã cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã vượt qua mức dự đoán tăng 0,3% của các nhà phân tích kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters và tăng 0,7% so với cùng kỳ tháng 2 năm ngoái.
NBS chỉ ra rằng đây là mức tăng cao nhất trong vòng 11 tháng, nhờ sự tăng trưởng tiêu dùng của các mặt hàng như thịt lợn, rau xanh cũng như mùa cao điểm của du lịch trong dịp Tết Nguyên đán.
Xu hướng này trái ngược với mức giảm sâu kỉ lục trong vòng 14 năm ở mức 0,8% cùng kỳ năm 2023, một phần do Tết Nguyên đán 2023 đến sớm hơn cũng như sự thúc đẩy chỉ tiêu tiêu dùng.
Chỉ số tiêu dùng trong tháng 2/2024 đã tăng 1% so với mức tăng 0,3% của tháng 1 và vượt xa dự đoán tăng 0,7% của các nhà phân tích.
Tuy vậy chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm 2,7% trong tháng 2 so với mức giảm 2,5% của tháng 1. Giá sản xuất đã giảm trong vòng nửa năm đến 1 năm trở lại đây.
Nguy cơ giảm phát do nhu cầu tiêu dùng thấp của người dân vẫn là vật cản đối với sự phát triển chung của Trung Quốc.
Nước này đang phải đối mặt với thách thức với mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến vào năm 2023, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản vẫn chưa có hồi kết, nhu cầu xuất khẩu toàn cầu suy giảm và đầu tư nội địa thấp.
Đại diện Ngân hàng TƯ Trung Quốc đã để ngỏ khả năng thu hẹp lượng tiền mặt dự trữ của các ngân hàng thương mại, bước đi ngay sau quyết địnhcắt giảm 50 điểm cơ bản về yêu cầu tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng vào tháng 1, đây là mức cắt giảm lớn nhất trong 2 năm gần đây.
Thủ tướng Lý Cường mới đây cũng đã công bố về mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 5%, mặc cho các nhà kinh tế cho rằng con số này là khó khả thi trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa quay lại quỹ đạo phục hồi.
Ông Lý Cường cũng đặt ra kỳ vọng sẽ kiểm soát lạm phát trong năm nay ở mức 3%.