Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giao lưu trực tuyến: “Những điểm quan trọng trong chế định thừa kế”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện nay, các khách mời đã có mặt để tham gia buổi giao lưu –tọa đàm trực tuyến...

Kinhtedothi - Hiện nay, các khách mời đã có mặt để tham gia buổi giao lưu –tọa đàm trực tuyến với độc giả của báo Kinh tế & Đô thị online với chủ đề: “Những điểm quan trọng trong chế định thừa kế”.

Tham gia buổi giao lưu – tọa đàm có:

1- Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội

2- Ông Phan Nhật Luận - Luật sư

3- Bà Phạm Thu Hương - Tư vấn viên pháp luật
Giao lưu trực tuyến: “Những điểm quan trọng trong chế định thừa kế” - Ảnh 1
Ông Lại Bá Hà, Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời tham gia buổi Giao lưu –Tọa đàm trực tuyến.
 
Mời độc giả tham gia giao lưu và đặt câu hỏi với các khách mời tại đây

 
Vũ Thị Hoa - Bắc Giang
Di sản thừa kế là gì? Và ai là người thừa kế?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội:
Di sản thừa kế bao gồm các tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Người thừa kế là cá nhân phải là: người còn sống vào thời điểm mở thừa kế; Người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Một người đã thành thai trước khi người để lại di sản chết, sau thời điểm mở thừa kế sinh ra và còn sống.
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội trả lời trực tuyến

Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội trả lời trực tuyến
 
Minh Vỹ - Thành Công, HN. Email: vtminh.ct@gmail.com
 Bà nội tôi có 1 mảnh đất 512m2, bà có 6 người con, tất cả 4 người con trai lớn đều được bà xin hợp tác xã cấp đất cho khi lập gia đình (thời nhà nước vẫn cấp đất). Người con gái thì đi lấy chồng và nhà chồng cũng được cấp đất ở. Bố tôi là con trai út, vì còn 1 mình bà nên bố tôi ở lại tại mảnh đất của bà và phụng dưỡng bà cho tới khi bà mất và thờ cúng bà sau tang ma.

Bây giờ bố tôi muốn được sang tên sổ đỏ mang tên bố tôi nhưng xảy ra tranh chấp với bác gái. Khi đó mọi người đã ký biên bản 4 người con trai nhường quyền cho bố tôi, không tranh chấp, chỉ có bố tôi và bác gái giải quyết với nhau (chưa có công chứng).

Cho tôi hỏi, nếu tòa phân xử thì bố tôi sẽ có thể được bao nhiêu phần mảnh đất đó? Biên bản anh em ký tên hôm họp gia đình đó có được pháp luật công nhận khi tòa phân xử không? Xin được cảm ơn.
Bà Phạm Thu Hương -Tư vấn viên pháp luật:
Trong trường hợp này bạn không nói rõ ông nội bạn còn sống hay đã mất? Vì vậy chúng tôi đặt ra các giả thiết sau:
- Nếu ông bạn đã mất:
Bà nội bạn có mảnh đất 512m2 từ thời điểm ông bạn còn sống, thì theo quy định của Luật HN&GĐ thì đây là tài sản chung  vợ chồng của cả ông và bà nội. Vì ông và bà bạn không có văn bản (hợp đồng tặng cho hay di chúc) để lại tài sản cho bố bạn nên bố bạn không làm thủ tục sang tên sổ đỏ đứng tên bố bạn được. Sau khi ông và bà mất thửa đất phát sinh thừa kế theo quy định của pháp luật.
Mặc dù 4 người con trai nhường quyền thừa kế cho bố bạn nhưng còn bác gái không đồng ý nên việc thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng không được thực hiện. Khi đó bố bạn có quyền khởi kiện đến TAND để yêu cầu được giải quyết chia 512m2.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế theo pháp luật (Điều 676: Người thừa kế theo pháp luật) thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau (bố bạn được hưởng 1/6 phần diện tích đất 512 m2 cộng với phần diện tích đất của 4 người anh trai nếu 4 người anh trai này vẫn đồng ý nhường quyền cho bố bạn).
- Nếu ông bạn chưa mất: Đây là tài sản chung của vợ và chồng nên ông và bà bạn có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.  
Khi đó, bà nội đã mất thì phần tài sản của bà có trong khối tài sản chung với ông được chia đôi. Phần của bà có ½  diện tích trên tổng diện tích đất 512m2. Vì bà mất không có di chúc để lại nên phát sinh thừa kế theo pháp luật. ½ của diện tích đất (512 m2) được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: cha đẻ, mẹ đẻ của bà nội (nếu còn sống), chồng và 6 người con.
- Biên bản họp gia đình không có sự đồng ý của bác gái nên việc thỏa thuận không được công nhận.
 
Nguyễn Mai Thanh - Việt Trì - Phú Thọ. Email: maithanh74@gmail.com
Trước đây ba và mẹ tôi có làm di chúc để lại gia sản cho các con, trong di chúc có ghi rõ số tài sản mà mỗi người con sẽ được nhận, và ghi là di chúc có hiệu lực khi cả ba và mẹ tôi mât, đã được phòng công chứng thị trấn huyện xác nhận. Nay ba tôi đã mất, còn mẹ tôi do tuổi đã cao, nên mẹ tôi cũng muốn thực hiện luôn di chúc này, vẫn giữ nguyên nội dung và nguyện vọng mà ba và mẹ tôi đã lập.

Xin cho hỏi như vậy chúng tôi thực hiện được di chúc này hay không? Khi hỏi thì nhân viên phòng tư pháp huyện có bảo theo luật phải hủy bỏ di chúc trước khi thực hiện sang tên chủ quyền, nhưng chúng tôi sợ sẽ bị tranh chấp trong gia đình khi hủy bỏ di chúc. Xin được tư vấn cụ thể hơn? Xin chân thành cảm ơn!
Ông Phan Nhật Luận - Luật sư :
Ba mẹ bạn lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của bố mẹ cho các con. Nay mẹ bạn muốn thực hiện luôn nội dung và nguyện vọng mà ba mẹ bạn đã lập di chúc chung là không được vì theo Điều 668 Bộ Luật Dân sự: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết và trong di chúc cũng ghi rõ thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết.
Mẹ bạn cũng không có quyền hủy bỏ di chúc đã lập chung với bố bạn vì theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự: Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng
1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
Trong trường hợp này, nếu mẹ bạn muốn làm thủ tục cho các con ngay phần tài sản mỗi con được hưởng thì mẹ bạn phải làm thủ tục sửa đổi di chúc chung đã lập với bố bạn. Việc sửa đổi này chỉ liên quan đến phần tài sản của mẹ bạn có trong khối tài sản chung với bố bạn. Việc sửa đổi di chúc chung theo hướng không lập di chúc cho các con phần tài sản thuộc sở hữu của người mẹ có trong khối tài sản chung với bố, mẹ. Đồng thời các con và mẹ làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế phần di sản của người bố đã mất để lại.
Sau đó mẹ làm thủ tục tặng cho phần tài sản của mẹ có trong khối tài sản chung với bố để cho các con.
 
Ngô Thanh Hòa - Mỹ Đức, Hà Nội
Thời hạn, thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được quy định như thế nào?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội:
Bộ luật Dân sự có quy định về một thời hạn và hai thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế như sau:
- Thời hạn từ chối nhận di sản là 6 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Là vì người thừa kế vừa phải thực hiện thừa kế quyền vừa phải thực hiện nghĩa vụ dân sự do người chết để lại.
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình, bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có thừa kế chết.
 
Thúy Phạm - Tp Hồ Chí Minh. Email: thuypham.usa@gmail.com
Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp có tài sản chung 600 triệu, Bà B có tài sản riêng là 180 triệu. A và B có hai người con chung là C (17   ca ) và D (15 tuổi), bà B có con riêng là E (20 tuổi). Căn cứ vào quy định của pháp luật thừa kế. Hãy phân chia di sản của B?
Bà Phạm Thu Hương -Tư vấn viên pháp luật:
Về câu hỏi này, tôi xin trả lời độc giả như sau, ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp có khối tài sản chung là 600 triệu đồng. Ông A và bà B có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Căn cứ vào quy định của pháp luật thừa kế, khi bà B mất, phần tài sản của bà B có trong khối tài sản chung với ông A phát sinh thừa kế. Khối tài sản chung của vợ chồng ông A và bà B được chia đôi, ông A có quyền sở hữu 300 triệu đồng, bà B có quyền sở hữu 300 triệu. Di sản của bà B để chia thừa kế bao gồm tài sản riêng (180 triệu) cộng với phần tài sản riêng của bà B trong khối tài sản chung với ông B (300 triệu) căn cứ vào Điều 634 Bộ luật Dân sự. Tổng di sản của bà B có là: 480 triệu đồng.
Vì bà B mất không có di chúc để lại nên di sản của bà B được thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 676 Bộ luật Dân sự thì Những người thừa kế theo pháp luật của bà B gồm: cha đẻ, mẹ đẻ (nếu còn sống), chồng và ba người con là C, D, E. Những người thừa kế này được hưởng phần di sản bằng nhau.
Giao lưu trực tuyến: “Những điểm quan trọng trong chế định thừa kế” - Ảnh 2

Bà Phạm Thu Hương - Tư vấn viên pháp luật trả lời trực tuyến
Phan Như Nguyên - Hà Đông. Email: nguyenbinh@yahoo.com.vn
Những ai được lập di chúc để lại tài sản cho các thừa kế? Người lập di chúc có những quyền gì?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội:
Bộ Luật Dân Sự năm 2005 có quy định: - Người đã thành niên có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác (trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự).
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
Người lập di chúc trong thực tế có người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thiếu điều kiện được người cha mẹ, giám hộ đồng ý nên không đủ hiệu lực pháp luật nên khi lập di chúc với đối tượng này phải tuân thủ điều kiện luật quy định.
Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác nên khi lập di chúc họ có quyền tự định đoạt và không phải hỏi ý kiến của ai cả. Thực tế, có nhiều trường hợp hỏi ý kiến của con cái nên khi di chúc chưa được lập đã xảy ra tranh cãi.
Bộ Luật Dân sự cũng quy định: Người lập di chúc có những quyền sau:
  1. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  2. Phân định di sản cho từng người thừa kế
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
 
Nguyễn Thị Huyền - Khâm Thiên, HN. Email: huyenng.hn@gmail.com
Chồng của dì tôi đã chết, dì nuôi 2 đứa con gái, sống cùng mẹ chồng. Khi chồng dì mất, mẹ chồng đứng tên trên sổ đỏ mảnh đất mà cả gia đình chung sống. Hiện tại bà nghe lời ông người con cả nên không cho dì và 2 cháu được tách đất ra làm sổ đỏ. Tôi muốn hỏi nếu bà mẹ kia để di chúc cho ông anh trai thì dì và 2 đứa cháu có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc không?
Bà Phạm Thu Hương -Tư vấn viên pháp luật:
Về câu hỏi này, tôi xin trả lời như sau, trước tiên phải xác định tài sản là mảnh đất mà cả gia đình chung sống thuộc quyền sở hữu của ai?
Nếu tài sản này thuộc quyền sở hữu của mẹ chồng nên mẹ chồng đứng tên trên sổ đỏ là hợp pháp. Khi bà lập di chúc để định đoạt tài sản của mình thì phải tôn trọng ý nguyện của bà. Và đây là quyền để lại tài sản của mình cho người khác đã được pháp luật quy định.
Trong trường hợp mẹ chồng viết di chúc để lại tài sản cho người con trai (anh trai  của chồng) thì dì và 2 đứa cháu không được hưởng thừa kế vì họ là những người không có quyền hưởng di sản mà không phụ thuộc vào di chúc. Điều này đã được quy định rất rõ tại Điều 669 Bộ Luật dân sự: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
- Nếu tài sản (là mảnh đất mà cả gia đình chung sống) thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, mẹ chồng đại diện đứng tên trong sổ đỏ thì quyền sử dụng đất này thuộc về những người trong hộ gia đình đó, gồm những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).
Khi đó mẹ chồng viết di chúc để lại tài sản cho người con trai (anh trai của chồng) mà không được sự đồng ý của dì bạn (và hai cháu nếu các cháu đã thành niên) thì di chúc đó không có hiệu lực pháp luật. Đây là tài sản của hộ gia đình, mẹ chồng không có quyền quyết định toàn bộ khối tài sản này mà chỉ có quyền quyết định phần tài sản thuộc sở hữu của bà trong khối tài sản chung của cả hộ gia đình.
2 người cháu của bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của người bố đã mất để lại theo quy định tạiĐiều 677. Thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. 
 
Nguyễn Hữu Vương - Tiên Lữ - Hưng Yên. Email: hungvuong80@gmail.com
Gia đình tôi có 4 anh chị em gồm: Anh tôi, chị tôi, tôi và em trai tôi. Mẹ tôi đã qua đời năm 2000. Ba tôi cũng mới qua đời vào tháng 1 năm 2015, để lại cho chúng tôi một mảnh vườn 7,8 sào nam bộ và một mảnh đất mặt tiền 512m2 có 1 căn nhà cấp 4. Trước khi mất ba tôi có phân chia phần tài sản cho các anh chi em tôi bằng miệng nội dung như sau: 
1. Về mảnh vườn 7,8 sào: chia cho chị tôi 1 sào, còn lại 6,8 sào chia đôi cho tôi và em trai tôi mỗi người 3,4 sào.
2. Về mảnh đất mặt tiền 512m2  và căn nhà cấp 4: Chia mảnh đất 512m2 thành 3 phần: 1 phần có căn nhà để làm hương hỏa cho ông bà còn lại chia cho tôi và em tôi mỗi người 1 phần. Về phần anh tôi thì lúc còn sống ba tôi đã lo vốn cho anh tôi làm ăn nên ba không chia cho anh tôi. Vì ba tôi lo sợ sau khi ba tôi mất anh tôi sẽ tranh chấp với 3 chị em tôi nên trước khi mất ba tôi đã sang tên sổ đỏ mảnh vườn 7,8 sào cho em trai tôi đứng tên và nói sau này em tôi phải chia lại cho chị tôi và tôi.

Hiện tại, em tôi đã đứng tên sổ đỏ mảnh đất 7,8 sào và muốn lấy hết 7,8 sào vườn này, không chịu chia cho tôi và chị tôi như lời di nguyện của cha tôi. Đã vậy em tôi còn muốn kiện ra tòa đòi chia mảnh đất 512m2 ra làm 4 và lấy thêm 1 phần. Việc này khiến các anh chị tôi và tôi không thể chấp nhận được, rất mong được tư vấn, trong trường hợp này tôi phải làm sao để em tôi thực hiện đúng như di nguyện của cha tôi? Trân trọng cảm ơn.
Ông Phan Nhật Luận - Luật sư :
Trước hết xác định mảnh đất 7,8 sào có khi mẹ bạn còn sống hay ông mua được sau khi mẹ bạn đã mất?
- Nếu mảnh đất này có khi mẹ bạn vẫn còn sống thì đây là tài sản chung của bố mẹ bạn. Bố mẹ bạn có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Khi mẹ bạn mất không có di chúc để lại thì phần tài sản của mẹ bạn có trong khối tài sản chung với bố bạn phát sinh thừa kế theo pháp luật. Phần di sản của mẹ bạn được để lại thừa kế cho chồng và các con.
Năm 2015, bố bạn làm thủ tục “sang tên sổ đỏ mảnh vườn 7,8 sào cho em trai bạn đứng tên mà không được sự đồng ý thống nhất của các con (những người được hưởng thừa kế của mẹ bạn) là không đúng quy định của pháp luật về thừa kế cũng như pháp luật về đất đai. Anh chị em bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu TAND hủy sổ đỏ đã cấp cho em trai (với lý do đây không phải là tài sản của riêng bố, bố không có quyền tặng cho em trai).
Đến trước khi mất ông cũng có phân chia tài sản cho các con bằng miệng (di chúc miệng), thì việc di chúc này cũng không rõ ràng. Điều 651 quy định về di chúc miệng như sau:
1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Tuy nhiên, mẹ bạn mất năm 2000, căn cứ vào Điều 645 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Khi thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế phần của mẹ bạn đã hết, Tòa án không thụ lý để giải quyết.
Trong trường hợp này, để giải quyết ổn thỏa việc gia đình, giữ được tình cảm anh em và thực hiện được ý nguyện của bố thì chúng tôi mong giữa các thừa kế phải cùng thỏa thuận thống nhất phân chia di sản của bố mẹ để lại, giữ tình đoàn kết là trên hết.
Nếu sau khi mẹ bạn mất, bố bạn mới tạo lập được khối di sản này thì quyền phân chia như thế nào là do bố bạn quyết định bởi vì đây là tài sản thuộc quyền sở hữu của ông. 
Đến trước khi mất ông cũng có phân chia tài sản cho các con bằng miệng (di chúc miệng), thì việc di chúc này cũng không rõ ràng. Điều 651 quy định về di chúc miệng như sau:
1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Đối với thửa đất 7,8 sào người em trai đã được bố sang tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (cấp sổ đỏ) thì việc tặng cho đó đã có hiệu lực pháp luật. Quyền sở hữu bây giờ thuộc về người em.
Đối với thửa đất mặt tiền 512 m2, mặc dù bố có di chúc miệng nhưng không có hiệu lực pháp luật. Vì vậy căn cứ vào pháp luật về thừa kế thì di sản này vẫn được chia thừa kế theo pháp luật. Khi đó khối di sản này được chia đều có các con là những người được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất.
Giao lưu trực tuyến: “Những điểm quan trọng trong chế định thừa kế” - Ảnh 3

Ông Phan Nhật Luận - Luật sư trả lời trực tuyến
Nguyễn Hải Yến - Đồng Hới, Quảng Bình. Email: nghyen.qb@gmail.com
Vợ chồng tôi mới mua một mảnh đất. Sổ đỏ cấp năm 2005, mang tên người vợ. Năm 2008, ông chồng bị đột quỵ chết không để lại di chúc. Tháng 6/2015, gia đình đã làm xong thủ tục phân chia di sản thừa kế (người thừa kế gồm 6 người con và bà vợ), những người thừa kế nhường toàn bộ di sản cho bà vợ.

Cơ quan công chứng đã tiến hành niêm yết về việc khai nhận thừa kế tại 2 địa phương vì 2 vợ chồng có 2 hộ khẩu, được Cán bộ tư pháp cấp xã nơi niêm yết ký xác nhận. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký sang tên tại phòng tài nguyên, bà vợ và hai vợ chồng tôi ký hợp đồng chuyển nhượng đất và nhà, có công chứng. Khi vợ chồng tôi nộp hồ sơ đăng ký sang tên thì được cán bộ Tư pháp báo lại có phát hiện thêm người thừa kế. Gia đình họ có một người con thứ 7, lấy chồng nước ngoài, nay yêu cầu ra thông báo hủy Văn bản phân chia tài sản, hủy kết quả đăng ký sang tên cho bà vợ đồng nghĩa với Hợp đồng mua bán giữa vợ chồng tôi và bà vợ vô hiệu.  

Vậy xin được hỏi: Cán bộ tư pháp làm vậy có đúng nguyên tắc chưa, tại sao trong thời gian niêm yết không tiến hành thẩm tra? Cán bộ tư pháp phường có thể yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu không? Hướng giải quyết như thế nào. Xin trân trọng cảm ơn!
Bà Phạm Thu Hương -Tư vấn viên pháp luật:
Với trường hợp này, tôi xin trả lời độc giả như sau: Căn cứ Điều 687 Bộ luật Dân sự, phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế, khoản 1 quy định: “Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Căn cứ vào điều luật viện dẫn trên, gia đình bạn đã làm thủ tục phân chia di sản thừa kế phần của người cha đã mất để lại theo đúng quy định của pháp luật. Người Mẹ là người được hưởng toàn bộ di sản (phần di sản của chồng đã mất để lại) thì người con ở nước ngoài trở về muốn yêu cầu chia thừa kế thì không chia bằng hiện vật. Người mẹ sẽ thanh toán cho người con này một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người con đó được hưởng nếu chia thừa kế.
Trong trường hợp này, gia đình nên thỏa thuận với nhau, thanh toán bằng tiền để đảm bảo quyền lợi của các bên.
 
Trương Thị Mỹ Linh - Hoàn Kiếm
Có mấy hình thức di chúc?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội:
Có hai hình thức di chúc là: - Di chúc bằng miệng
- Di chúc bằng văn bản
Chú ý: Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
 
Văn Thị Dần - Chương Mỹ
Di chúc miệng được lập như thế nào?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội:
Theo pháp luật, di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng (đủ điều kiện năng lực hình sự, những người không có liên quan đến tài sản) và ngay sau đó những người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng, chứng thực. Nếu sau 90 ngày, người lập di chúc vẫn mạnh khỏe, minh mẫn thì những di chúc đó đương nhiên không có giá trị pháp lý.
Toàn cảnh buổi Giao lưu-tọa đàm trực tuyến: “Những điểm quan trọng trong chế định thừa kế”
Nguyễn Trần Hà Linh - Bắc Từ Liêm - Hà Nội. Email: halinh18@gmail.com
Tôi là người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật và đã nhập quốc tịch Nhật Bản. Nay mẹ tôi mất đi và để lại cho tôi quyền thừa kế tài sản là một căn nhà có giá trị lớn. Mẹ tôi chỉ có một mình tôi là con và không có bất cứ quan hệ pháp lý nào khác. Vậy tôi có được hưởng quyền thừa kế hay không? Nếu được hưởng tôi có quyền đứng tên bán nhà hay không? Và khi bán được tôi có quyền mang toàn bộ tiền sang Nhật hay không?
Ông Phan Nhật Luận - Luật sư :
Theo quy định của Điều 632 Bộ luật Dân sự quy định: Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân: Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trường hợp bạn hỏi, bạn không nói rõ bố bạn còn sống hay đã mất. Chúng tôi đặt giả thiết bố mẹ bạn đã mất và căn cứ vào Điều 676 Bộ luật Dân sự, những nội dung bạn trình bày thì Người thừa kế theo pháp luật của bố mẹ bạn chỉ có duy nhất 1 mình bạn.
Khi được hưởng thừa kế, bạn làm các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam (khai nhận di sản thừa kế, niêm yết tại trụ sở UBND phường nơi có nhà đất, sau đó làm thủ tục sang tên quyền sở hữu nhà ở nếu bạn muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam).
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Nhà ở thì bạn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện:
- Khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở ngày 25/11/2014 . Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
“2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ”.
Nếu nhà mẹ bạn để lại thuộc trường hợp không được công nhận quyền sở hữu tại Việt Nam hoặc thuộc khu vực được sở hữu nhà ở, bạn có quyền bán nhà đó theo trình tự theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 199/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 quy định: Các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp quy định sau đây thì không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở nằm trong khu vực không thuộc diện được sở hữu theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 76 của Nghị định này;
b) Tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam.
2. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác bán hoặc tặng cho nhà ở; đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.
3. Việc bán, tặng cho nhà ở của các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện khi có các giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Có hợp đồng tặng cho, giấy tờ về thừa kế nhà ở được lập theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật dân sự của Việt Nam;
b) Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên tặng cho, bên để thừa kế theo quy định của Luật Nhà ở và Điều 72 của Nghị định này;
c) Có văn bản ủy quyền bán hoặc tặng cho nhà ở được lập theo quy định của pháp luật dân sự nếu ủy quyền cho người khác bán, tặng cho nhà ở.
Sau khi bán nhà, bạn muốn chuyển tiền ra nước ngoài thì theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối và Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối có quy định tại khoản 3: Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.
Như vậy bạn làm thủ tục khai báo và xuất trình các giấy tờ chứng minh việc chuyển tiền hợp pháp của mình.
Hoàng Lâm Bách - Long Biên
Bản di chúc có nội dung gì?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội:
Bản di chúc phải có 5 nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc
- Họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc
- Họ tên người, cơ quan tổ chức hưởng di sản
- Di sản để lại và nơi để lại di sản
- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung nghĩa vụ
Chú ý: Di chúc không được viết tắt, không được viết bằng ký hiệu, nếu di chúc có nhiều trang phải đánh số thứ tự vào các trang, tất cả các trang phải có chữ ký và điểm chỉ của người lập di chúc. Đối với các hợp đồng chủ yếu là chữ ký những với di chúc thì cần phải có điểm chỉ.
Nguyễn Vũ Quỳnh Chi - Hoàng Hoa Thám, HN. Email: ngquynhchi@gmail.com
Bố tôi đã chết không để lại di chúc, mẹ tôi còn sống. Gia đình tôi muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế của cha tôi. Cha, mẹ tôi có số 6 người con, trong đó người anh trai đầu tôi là Phan Sỹ N chết năm 2009. Anh N có hai người con đều trên 18 tuổi, nhưng hai người con của anh N không đồng ý ký tên vào văn bản phân chia di sản mà không nêu lý do. Đã hai năm rồi chúng tôi không làm được các thủ tục cần thiết để phân chia di sản. Vậy xin hỏi chúng tôi phải làm như thế nào cho đúng luật?
Bà Phạm Thu Hương -Tư vấn viên pháp luật:
Theo nội dung bạn hỏi, bạn không nói rõ bố bạn mất trước hay mất sau anh Phan Sỹ N (năm 2009). Vì bố bạn mất không để lại di chúc nên phần di sản của bố bạn phát sinh thừa kế theo pháp luật. Tôi xin trả lời dựa trên các giả thuyết sau:
- Nếu bố bạn mất trước anh Phan Sỹ N:
Trước hết gia đình bạn xác định những người được hưởng thừa kế của bố bạn (hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật gồm: cha đẻ, mẹ đẻ của bố bạn (nếu còn sống tại thời điểm bố bạn mất), mẹ bạn và 6 người con.
Vì anh Phan Sỹ N đã mất nên phần di sản mà anh N được thừa kế của bố cũng phát sinh thừa kế. Di sản thừa kế của anh N bao gồm di sản được thừa kế của bố, tài sản có chung với người vợ của anh N và những tài sản khác mà anh N có quyền sở hữu. Xác định hàng thừa kế thứ nhất của anh N gồm: mẹ đẻ, vợ và 2 người con.
- Nếu bố bạn mất sau anh Phan Sỹ N:
Những người được hưởng thừa kế của bố bạn gồm: cha đẻ, mẹ đẻ của bố bạn (nếu còn sống tại thời điểm bố bạn mất), mẹ bạn, 5 người con, 2 người con của anh N cũng sẽ được hưởng thừa kế thế vị (Điều 677 Bộ luật Dân sự quy định về Thừa kế thế vị: Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống).
Việc phân chia di sản thừa kế trước tiên dựa trên sự thỏa thuận giữa những người trong hàng thừa kế và những người được hưởng di sản về phần mỗi người được. Khi các đồng thừa kế không thỏa thuận được về phần mỗi người được hưởng thì có quyền khởi kiện đến TAND để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thạch Anh Tú - Tôn Đức Thắng, Hà Nội
Thừa kế theo pháp luật là gì? Trường hợp nào thừa kế theo pháp luật?
Ông Nguyễn Hồng Tuyến - Luật sư, Chủ tịch Hội Luật gia TP. Hà Nội:
Theo Bộ luật Dân sự, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Và có ba hàng thừa kế:
-Hàng thừa kế thứ  nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
-Hàng thừa kế thứ hai: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông, bà nội, ông, bà ngoại.
-Hàng thừa kế thứ ba:  Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà ngừoi chết là (bác, chú, cậu, cô, dì) ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nguyên tắc chia thừa kế: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.
Hai trường hợp sau đây sẽ được thừa kế theo pháp luật:
- Không có di chúc
- Di chúc không hợp pháp.

 
 
Nguyễn Thị Như Quỳnh - Hàng Bông, HN. Email: nhuquynh@gmail.com
Em trai tôi mới mất đầu năm 2015. Em chưa vợ con. Hiện tại bố mẹ tôi còn sống và chỉ còn tôi là con. Bố mẹ tôi muốn tôi đứng ra nhận toàn bộ tài sản của em tôi: nhận tiền bảo hiểm, sang tên số cổ phần trong công ty của em tôi sang tên tôi... Đồng thời bố mẹ tôi muốn làm thủ tục chuyển tài sản của bố mẹ cho tôi nếu sau này ông bà qua đời. Vậy xin cho hỏi gia đình tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Bà Phạm Thu Hương -Tư vấn viên pháp luật:
Đối với trường hợp này, tôi xin trả lời như sau:
- Trước hết gia đình bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế phần của người em đã mất để xác định tài sản của em để lại, những người được hưởng thừa kế của người em.
Sau khi đã làm t
Giao lưu trực tuyến: “Những điểm quan trọng trong chế định thừa kế” - Ảnh 4
TAG: