Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện nay, các khách mời đã có mặt để tham gia buổi giao lưu trực tuyến với độc giả của báo Kinh tế & Đô thị online với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa”.

Hiện nay, các khách mời đã có mặt để tham gia buổi giao lưu trực tuyến với độc giả của báo Kinh tế & Đô thị online  với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa”.

Tham gia buổi giao lưu có:

-Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội

-Thiếu tá Phạm Trung Hiếu- Phó Trưởng phòng hướng dẫn về PCCC

-Đại tá Trần Văn Vụ - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC  số 1

-Thượng úy Nguyễn Tuấn Dương- Đội phó Đội Tuyên truyền PCCC

-Luật sư Bùi Quang Thu – Đoàn Luật sư TP Hà Nội

 
Đồng chí Lại Bá Hà , Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời
Đồng chí Lại Bá Hà , Phó Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời
 
Mời độc giả tham gia giao lưu và đặt câu hỏi với các khách mời.
Nội dung giao lưu:
 
Nguyễn Cao Vượng - Hoàn Kiếm
Xin đồng chí cho biết tình hình cháy nổ trong địa bàn Thủ đô Hà Nội thời gian vừa qua.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội:
Theo thống kê của Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn Thành phố xảy ra 148 vụ cháy, nổ (146 vụ cháy, 02 vụ nổ); làm 18 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính trên 52 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm 2013, tăng 3 vụ cháy, số vụ nổ không tăng, không giảm; tăng 12 người chết, giảm 14 người bị thương). Chưa tính thiệt hại do 2 vụ cháy đêm ngày 18/10/2014 vừa qua (thiệt hại cụ thể cơ sở đang phối hợp với cơ quan chức năng thống kê).
 Địa bàn xảy ra cháy:  Nội thành 81 vụ (chiếm 54,73%). Ngoại thành: 67 vụ (chiếm 45,27%).
Thành phần: Nhà dân 67 vụ (chiếm 45,27%); xưởng sản suất - nhà kho: 29 vụ (19,58%); cơ quan, doanh nghiệp, kinh tế tư nhân: 22 vụ (chiếm 14,86%); phương tiện giao thông: 14 vụ (chiếm 9,46%); các loại hình khác 15 vụ (chiếm 10,83%).
Nguyên nhân: Chập điện 66 vụ (chiếm 44,59%); sơ xuất khi sử dụng lửa, hút thuốc, thắp hương thờ cúng, hóa vàng 23 vụ (chiếm 15,54%); các nguyên nhân khác: 9 vụ (chiếm 6,08%); đang điều tra làm rõ 21 vụ (chiếm 14,19%).
Ngoài ra, có 14 tin yêu cầu cứu nạn, cứu hộ, trong đó có 5 vụ tai nạn, 3 vụ tự tử, 4 vụ mắc kẹt trong thang máy, 2 vụ đuối nước.
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 1
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 2


Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội trả lời trực tuyến
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 3
Võ Hồng Sử - Ba Đình. Email: hongsu1102@gmail.com
Hiện nay trên địa bàn TP có rất nhiều Khu chung cư, khu tập thể đặc biệt là các khu chung cư, tập thể cũ không đảm bảo an toàn về phòng chống cháy, nổ, phương tiện PCCC được trang bị chỉ “lấy lệ”, trong đó số lượng phương tiện hoạt động tốt chiếm tỷ lệ rất thấp. Tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm qua nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết triệt để. Vậy theo Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Giải quyết vấn đề này như thế nào?
Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP Hà Nội:
Đặc điểm các khu chung cư, tập thể đặc biệt là các khu dân cư tập thể liền kề được xây dựng cách đây 60-70 năm, cá biệt có những khu dân cư liền kề được xây dựng từ kết cấu bằng gỗ. Thời điểm đó không có quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC, trang bị về thời điểm đó hết sức khó khăn, chỉ có hệ thống cấp nước chữa cháy, bình chữa cháy cục bộ.
Vì thế khi xảy ra cháy, cháy lan rất nhanh và gây thiệt hại lớn.
Hệ thống đường dây dẫn điện, các thiết bị bảo vệ điện, thiết bị tiêu thụ điện đã cũ nát, xuống cấp.
Việc sử dụng gas, bếp gas không an toàn, việc tồn chứa các chất nguy hiểm cháy, nổ: Xăng, dầu, hóa chất độc hại...
Việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt: Hút thuốc, thắp hương, thờ cúng, hóa vàng mã...  Đây là những hoạt động thường ngày của người dân. Đó cũng là nguy cơ gây cháy, nổ trực tiếp.
Về việc trang bị các phương tiện PCCC: Hệ thống báo cháy, chữa cháy, trang bị bình chữa cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố... được trang bị không đầy đủ theo các quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Vì thế không phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
Tuy nhiên, tại thời điểm các chung cư, tập thể này xây dựng thì Luật PCCC chưa được ban hành, các quy chuẩn, tiêu chuẩn có thể chưa quy định việc bắt buộc phải trang bị các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động... Trong quá trình kiểm tra, cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ có thể đưa ra các khuyến cáo, kiến nghị cơ sở nên trang bị bổ sung các hệ thống PCCC chứ không thể bắt buộc cơ sở phải trang bị vì Luật PCCC ban hành sau thì các cơ sở đã tồn tại từ trước đó sẽ không thuộc đối tượng phải điều chỉnh.
Do đó, để giải quyết dứt điểm những tồn tại, bất cập này là rất khó khăn mà chỉ có thể tăng cường các biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về PCCC mà để làm được điều này Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội đã báo cáo với các cấp chính quyền để có giải pháp khắc phục, bên cạnh đó cũng cần sự phối hợp, huy động sức mạnh của nhân dân với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Công tác PCCC là công tác toàn dân, không ai một mình làm được. Vì vậy chúng ta đang xây dựng phong trào Toàn dân PCCC, huy động sức mạnh toàn dân, các tổ chức chính trị xã hội tham gia 1 cách tích cực.
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 4
Phạm Hồng Phương - Phú La, Hà Đông
Cảnh sát PCCC sẽ xử lý thế nào với những cơ sở chủ đầu tư “chây ỳ”, phớt lờ việc trang bị các phương tiện PCCC?
Thiếu tá Phạm Trung Hiếu- Phó Trưởng phòng hướng dẫn về PCCC:
Những cơ sở xây dựng lâu năm, thì phương tiện đầu tư gặp nhiều khó khăn. Về kinh phí phân cấp nguồn kinh phí cho PCCC khó khăn. Các cơ sở DN đã chủ động, trang bị bổ sung. Các khu chung cư cũ, để trang bị cho các hộ phải làm tốt công tác tuyên truyền, trang bị phương tiện.
Đối với những cơ sở thuộc diện không trang bị phương tiện PCCC theo thiết kế dã được các cơ qian phên duyệt thì  phải xử phạt. Phạt từ 3 triệu – 5 triệu đồng không trang bị các phương tiện đảm bảo yêu cầu và không trang bị theo yêu cầu.
1/ Phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với những hình thức sau đây:
- Không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho nhà ở, công trình theo quy định
 - Làm mất, hỏng hoặc làm mất các tác dụng phương tiện PCCC.
2/ Phạt từ 15 triệu đến 25 triệu đồng đối với các hành vi không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy theo quy định
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 5
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 6

Thiếu tá Phạm Trung Hiếu- Phó Trưởng phòng hướng dẫn về PCCC trả lời trực tuyến
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 7
Hoàng Hồng Thắm - Hai Bà Trưng
Hiện tại các chợ dân sinh, rất dễ bắt gặp cảnh các tiểu thương sắp xếp đồ đạc tràn ra lối đi, che chắn trụ nước, ống cứu hỏa… Diện tích các chợ đều rộng nhưng chưa có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động do các chợ đều than thiếu kinh phí. Cơ quan chức năng có kiến nghị giải quyết như thế nào?
Đại tá Trần Văn Vụ - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1:
Xin cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi rất hay. Về vấn đề này tôi xin trả lởi như sau.
Hiện nay trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng có 21 chợ, trong đó có trên 300 hộ kinh doanh...
Các chợ này đã triển khai thực hiện các tiêu chuẩn quy phạm về chợ, lắp đặt các hệ thống PCCC như hệ thống chữa cháy tự đông; hệ thống báo cháy tự động, hệ thống cấp nước chữa cháy vách tường và các bình chữa cháy lưu động; hệ thống thoát nạn, thoát hiểm (đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn…) 
Với đặc thù tại thành phố Hà Nội, để phục vụ đời sống dân sinh có nhiều khu chợ hình thành do tự phát, hoặc do nhu cầu kinh doanh nhiều hộ lấn chiếm diện tích chung, hành lang lối đi, lối thoát nạn, hành lang PCCC để bố trí bày bán hàng hóa làm ảnh hưởng đến công tác PCCC thì quá trình kiểm tra, cơ quan Cảnh sát PC&CC luôn kiến nghị BQL chợ, các hộ kinh doanh không bố trí hàng hóa lấn chiếm lối đi, che chắn các phương tiện PCCC và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp không chấp hành.
Tuy nhiên, sau buổi kiểm tra tình trạng bố trí hàng hóa, lấn chiếm lối đi, che khuất các phương tiện PCCC lại đâu vào đó. Để giải quyết vấn đề này, cần phải có sự vào cuộc của các cấp chính quyền cơ sở, Ban quản lý chợ kiểm tra thường xuyên và kiên quyết xử lý các hộ kinh doanh cố tình vi phạm. Do vậy, việc nâng cao ý thức của người dân cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện công tác PCCC.
Đối với một số chợ cũ đã được trang bị các phương tiện PCCC nhưng nguồn thu phí từ kinh doanh của các kiot, sạp hàng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện PCCC. Do vậy, ngoài việc đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng cần tổ chức xã hội hóa việc này để người dân hỗ trợ cùng các đơn vị quản lý chợ đầu tư cho công tác PCCC.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn: Trước hết, tôi nhất trí ý kiến của Đồng chí Vụ, theo quy chuẩn về chợ, TTTM siêu thị, có các hình thức chợ kiên cố, bán kiên cố, chợ tạm. Theo đối tượng trên cơ sở diện tích, số người đăng ký kinh doanh thì có chợ loại 1,2,3. Tất cả các đối tượng này đều có trách nhiệm tuân thủ quy định PCCC của chợ, TTTM. Về các chợ dân sinh, chợ tạm, tiêu chuẩn về PCCC lại khác, không thể yêu cầu lắp đặt hệ thống PCCC tự động mà chỉ có thể yêu cầu trang bị dụng cụ chữa cháy cục bộ, hoặc máy bơm chữa cháy tự động.
Trên địa bàn TP có rất nhiều chợ xập xệ, như chợ Ngã tư Sở, nếu xảy ra cháy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi chuyển đổi từ các chợ quản lý do quận, huyện chuyển sang công ty đầu tư, quản lý thì hiệu quả kinh tế và xã hội không cao. Do vậy giữa người dân và các công ty quản lý chợ, những người kinh doanh có sự thương thảo cho hợp lý về đóng góp để tiểu thương có điều kiện kinh doanh trong những TTTM được trang bị đầy đủ thiết bị PCCC. Về việc lượng hàng hóa nhiều, che chắn lối đi, các phương tiện chữa cháy quá tải vượt quy định, trách nhiệm kiểm tra, quản lý trước hết thuộc về Ban quản lý chợ, khi có sai phạm thông báo với cơ quan Cảnh sát PCCC xử lý, lập biên bản, xử lý hành chính. 
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 8
Nguyễn Thị Hương - Phố Trường Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Email: huonglan@gmail.com
Xin Luật sư cho biết quy định về việc Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản, nhà khung thép mái tôn được quy định như thế nào?
Luật sư Bùi Quang Thu – Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Vấn đề bạn hỏi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy tháng 11/2013 quy định như sau:
 Điều 23. Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản, nhà khung thép mái tôn
1. Công trình cao tầng phải có giải pháp chống cháy lan, chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; bảo đảm các điều kiện thoát nạn an toàn nhằm cứu người, tài sản khi có cháy xảy ra; trang bị hệ thống tự động phát hiện cháy, trang bị phương tiện, hệ thống chữa cháy bảo đảm khả năng tự chữa cháy; sử dụng vật liệu xây dựng khó cháy; không sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt dễ cháy.
2. Công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có giải pháp chống cháy lan, phương án, lực lượng, phương tiện bảo đảm tự chữa cháy.
3. Công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió, giải pháp chống cháy lan và các điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn, triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, tài sản và chữa cháy.
4. Nhà khung thép mái tôn có diện tích lớn dùng để làm nơi sản xuất, kho chứa hàng dễ cháy, nổ phải có giải pháp chống cháy lan và hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.”
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 9
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 10

Luật sư Bùi Quang Thu – Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời trực tuyến
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 11
Phạm Việt Dũng - Lê Văn Lương. Email: vietdung3010@yahoo.com.vn
Hôm qua (27/10), tại tầng 7 của Trường Bồi dưỡng cán bộ Giáo dục Hà Nội xảy ra cháy. Lực lượng PCCC có sử dụng thang chữa cháy để dập lửa. Nhưng đối với những chung cư xảy ra cháy ở tầng 30-40 thì các đồng chí sử dụng phương pháp chữa cháy như thế nào? Xin Cảnh sát PCCC cho biết trước đây có thông tin sẽ sử dụng máy bay trực thăng để cứu hỏa, vậy thực hư ra sao?
Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội:
Tại Kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội năm 2013 cũng đã có nhiều đại biểu quan tâm và đặt câu hỏi về việc hiện nay trên thế giới đã có nhiều nước đã trang bị trực thăng chữa cháy còn ở Việt Nam có hay không việc Hà Nội được trang bị trực thăng chữa cháy. Một số nước tiên tiến đều có trang bị máy bay trực thăng, máy bay vận tải để chữa những đám cháy lớn như cháy rừng. Chúng ta hạ tầng chưa đáp ứng công tác chữa cháy bằng máy bay trực thăng. Ngoài ra, việc sử dụng máy bay trực thăng chữa cháy liên quan đến nhiều vấn đề như kinh phí, đào tạo con người, quản lý đường bay, chế độ vận hành, bảo trì… nên tập trung các phowng tiện ở mặt đất là chính.
Bên cạnh đó, Công tác PCCC phải vào chiến đấu từ bên trong, vào tận nơi đám cháy phát sinh, chữa cháy từ bên ngoài không hiệu quả, giải quyết cứu hộ cứu nạn thì có thể sử dụng rất tốt. Về tương lai lâu dài, sẽ có máy bay trực thăng để phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ khác, còn hiện nay thì chưa cần thiết.
Thang chữa cháy tăng cường sự cơ động của lực lượng PCCC, đáp ứng tổ chức chữa cháy, hay trong những trường hợp cứu hộ không còn lối thoát nạn, các cầu thang bị lửa cháy…
Tất cả các công trình đều tính đến cầu thang thoát nạn theo quy chuẩn của VN, xây dựng cầu thang không bị đám cháy xâm nhập, cửa chống cháy… cầu thang kín có hệ thống điều áp, ngăn khói, nhiệt, khí độc. Với các tòa nhà cao 24-25 tầng thì chỉ sau 10-12 phút đã ra khỏi tòa nhà, cửa chống cháy 45p đảm bảo an toàn, vì vậy nếu hệ thống đảm bảo kỹ thuật, hoạt động 24/24 thì người dân có thể an tâm thoát nạn bằng đường thoát nạn này.
 
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 12
Hồ Nguyễn Phương Anh - Đống Đa
Hiện nay, công tác hướng dẫn phòng cháy chữa cháy được thực hiện như thế nào?
Thiếu tá Phạm Trung Hiếu- Phó Trưởng phòng hướng dẫn về PCCC:
Thực hiện nhiệm vụ công tác của năm là trong tâm về tuyên truyền. Giám đốc CA TP Hà Nội đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tuyên truyền xây dựng kế hoạch về tuyên truyền xây dựng phong trào toàn dân PCCC năm 2014. Mở 2 lớp tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về công tác PCCC nhân dịp tết Nguyên đán Giáp ngọ và hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia VSATLĐ – PCCN”.
Phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức trên 1000 buổi tuyên truyền, nói chuyện về PCCC, với trên 49.000 lượt người tham dự, tổ chức cho trên 380.000 lượt hộ gia đình và cơ sở kinh doanh cam kết về PCCN, phát hành trên 12.000 tờ rơi tài liệu phục vụ công tác PCCC.
Tuyên truyền theo quy chế phối hợp, như: Phối hợp với Sở Giáo dục để tuyên truyền PCCC học đường.  Đối với các trường học, truyên truyền PCCC, kỹ năng PCCC, lồng ghép về PCCC trong các bài giảng.
Trên cơ sở phối hợp đó, đã đẩy mạnh tuyên truyền 100% cho các cấp MTTQ về công tác PCCC từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCCC đến tận khu dân cư, hộ gia đình.
Đối với  Điện lực Hà Nội, phát các tờ rơi về PCCC, tuyên truyền an toàn PCCC trong sử dụng điện an chống cháy chập do điện.
Phối hợp với Đài Truyền hình Hà Nội về công tác PCCC phát trên sóng chuyên mục “An toàn PCCC” hàng tháng.
Công An thành phố Hà Nội  truyên truyền các khuyến cáo về  PCCC trên 16 nút giao thông trong thành phố; sao in để tuyên truyền trên các loa phát thanh, 30 quận huyện thị xã về công tác PCCC.
 
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 13
Ngô Quang Anh - Gia Lâm. Email: quanganhngo11@gmail.com
Hiện nay, các cây xăng trong nội đô thường được bố trí gần với khu dân cư sinh sống, điều này khiến người dân lo ngại trước nguy cơ cháy, nổ cây xăng. Vậy xin Cảnh sát PCCC cho biết tình hình an toàn cháy nổ của các cây xăng trong địa bàn TP hiện nay có đảm bảo không?
Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội:
Trong thời gian vừa qua, Cảnh sát PC&CC đã phối hợp với đoàn liên ngành của Thành phố kiểm tra rà soát toàn bộ 489 CHXD trên địa bàn thành phố. Trong đó: 14 cửa hàng phải giải tỏa, di dời, 32 cửa hàng được phép cải tạo để tồn tại. Số còn lại đảm bảo điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC và có thể khắc phục ngay một số tồn tại, thiếu sót nhỏ để đảm bảo an toàn về PCCC trong quá trình kinh doanh.
Ngày 26/8/2014, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (gas). Đến thời điểm hiện tại, Đoàn đã kiểm tra 43 CHXD, tiến hành xử lý vi phạm 20 trường hợp, số tiền: 481 triệu đồng. Đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra đến hết tháng 10/2014. Như vậy TP không buông lỏng mà thường uyên quan tâm, Quyết liệt chỉ đạo, sự vào cuộc của các ngành cũng rất sát sao.
Khi tham quan mô hình của Nhật Bản, họ có giải pháp kỹ thuật rất tốt, téc xăng, cây căng bố trí ở tầng hầm, rất an toàn. Họ có thiết bị thu hơi xăng dầu, khi bơm xăng vào các bình chứa, hơi xăng được hút và đi vào hóa lỏng. Ở ta mới có thiết bị trong quá trình nhập, xuất thì chưa.
Chúng tôi sẽ nghiên cứu phối hợp với Tập đoàn xăng dầu tiến tới ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để vừa đáp ứng yêu cầu PCCC và đời sống dân sinh, hoạt động kinh tế trong đô thị.
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 14
Trịnh Thanh Tùng - Hai Bà Trưng
Các quán bar, karaoke hiện là nơi tập trung rất đông người nhưng việc trang bị phương tiện PCCC lại rất thiếu. Thực tế tại các điểm vui chơi đã xảy ra nhiều vụ tai nạn do cháy. Xin cho biết nguyên nhân (anh phân biệt rõ giúp em nguyên nhân là do ngạt khí, nguy hiểm thế nào để người dân dễ hiểu). Xin hỏi Cảnh sát PCCC có phương án kiểm tra, đôn đốc các cơ sở này chấp hành các quy định về phòng chống cháy, nổ như thế nào?
Đại tá Trần Văn Vụ - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1:
​Đối với các quán bar, karaoke thường là nơi tập trung đông người, đối tượng trong các cơ sở này thường đa dạng, vào thời điểm từ 9- 12h đêm. Quaviệc kiểm tra theo dõi thì chúng tôi thấy các cơ sở này thường dùng các vật liệu cách âm dễ cháy như nhựa, phông mút….  Khi xảy ra cháy thì sản phẩm cháy của các vật liệu này khói rất độc hại. Ngoài ra, họ sử dụng âm thanh công suất lớn nên công suất điện tiêu thụ cao. Các quán bar thường có 1 lối thoát nạn, cầu thang hở.
Các cơ sở này bước đầu cũng đã cơ bản trang bị các trang thiết bị chữa cháy. Tuy nhiên còn rất nhiều cơ sở chưa được trang bị đầy đủ.
Nguyên nhân dẫn đến cháy tại các cơ sở này thường do sử dụng điện thiếu an toàn, cải tạo, sửa chữa, hàn cắt kim loại không có biện pháp đảm bảo an toàn,  để vẩy hàn bắn vào vật liệu đễ cháy dẫn đến cháy, khách hàng hút thuốc lá dẫn đến cháy phông mà. Ví dụ như vụ cháy quán 55 Mã Mây;  Zôn 9 đã xảy ra cháy do sửa chữa, hàn cắt gây ra.
Khi xảy ra cháy thì sản phẩm cháy của các vật liệu tại các quán bar sinh ra nhiều khói khí độc, rất dễ gây ra suy hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong cao.  Nhiều trường hợp tử vong tại các quán bar rất thương tâm vì nồng độ khói cháy là rất đậm đặc và độc, lối thoát lại nhỏ không chạy kịp nên chỉ trong ít giây đã xảy ra tử vong.
Hàng năm, Cảnh sát PC&CC thành phố đều xây dựng các Kế hoạch  và tổ chức kiểm tra chuyên đề theo các loại hình cơ sở, trong đó chú trọng các cơ sở nguy hiểm cháy nổ, cơ sở vui chơi giải trí, tập trung đông người như Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, Karaoke, vũ trường, nhà cao tầng, nhà kho, xưởng sản xuất… Riêng đối với loại hình hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, ngay sau khi có văn bản số 2172/UBND-VX ngày 27/3/2014 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, karaoke, vũ trường thì Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đã có văn bản số 211/SCSPC&CC-P1 ngày 07/4/2014 yêu cầu các đơn vị thuộc Sở phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức rà soát, kiểm tra, tăng cường công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC đối với loại hình này.
Đại tá Nguyễn Văn Sơn: Xác định các quán bar, karaoke là 1 trong những đối tượng trọng tâm vì là điểm tập trung đông người, nếu xảy ra cháy thì thiệt hại về tài sản, con người rất khó lường. Không chỉ 2014, các năm Cảnh sát PCCC đều có chuyên đề kiểm tra các địa điểm này. Từ đầu năm đã xảy ra 5 vụ cháy đối. Trường hợp quán bar Luxury, đăng ký kinh doanh ban đầu không phải vũ trường, quán bar, mà là quán ăn uống. Vụ cháy tại Zone 9 xảy ra cháy khi đang bắt đầu xây dựng. Các cơ sở này nếu có yêu cầu bắt buộc mới phải thẩm duyệt PCCC trước khi xây dựng, đi vào hoạt động còn hầu hết đều hậu kiểm. Trong quá trình xây dựng các chủ đầu tư không nghiên cứu bố trí mặt bằng, lối thoát nạn, hệ thống điện, âm thanh ánh sáng… Đây cũng là điểm khó cho lực lượng PCCC.
Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa như quán bar, karaoke… chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp quận huyện, kế hoạch chi tiết yêu cầu phối hợp với cấp quận huyện kiểm tra rà soát các đối tượng trên địa bàn TP, qua kiểm tra về PCCC, số lượng bar đủ điều kiện không lớn, 1 số đối tượng phải khắc phục 1 số điều kiện nhất định. Quan điểm: kiên quyết phối hợp liên ngành quận huyện CA, phòng VHTT kinh tế quận huyện, chính quyền phường xã, những đối tượng đủ điều kiện mới cho hoạt động, không đủ điều kiện cần khắc phục tồn tại thiếu sót, cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn cụ thể cách khắc phục, đồng thời yêu cầu tạm thời ngừng hoạt động để sửa chữa, cải tạo, đạt yêu cầu mới tiếp tục cho hoạt động. đối tượng không đủ điều kiện mà cũng không khắc phục thì báo cáo với chức năng cấp phép kinh doanh rút giấy phép. 
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 15
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 16

Đại tá Trần Văn Vụ - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1 trả lời trực tuyến
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 17
Nguyễn Phương Hoa - Phố Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: phuonghoa24@gmail.com
Xin Luật sư cho biết trường hợp vi phạm như thế nào về an toàn phòng cháy chữa cháy thì các cơ sở cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân bị đình chỉ hoạt động?
 
Luật sư Bùi Quang Thu – Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Vấn đề bạn hỏi Nghị định số 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 31/7/2014 được Chính phủ ban hành, có nêu rõ tại:
Điều 19: Việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ).
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không khắc phục hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy mà tiếp tục vi phạm.
2. Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
4. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.
5. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và ngay sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.
Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.
6. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở địa phương trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân.
d) Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ.
7. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu quyết định và thủ tục tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 18
​Vũ Thị Hồng - Hoàn Kiếm. Email: hongminh@yahoo.com
Ở Hà Nội có nhiều khu dân cư nằm sâu trong các ngõ, ngách nhỏ, hẹp, không có các họng nước chữa cháy. Xe chữa cháy không thể vào được. Vậy trong trường hợp này, các anh làm thế nào để chữa cháy nếu có hỏa hoạn xảy ra?
Đại tá Trần Văn Vụ - Trưởng phòng Cảnh sát PCCC số 1:
Quận Hoàn Kiếm, phố thì nhỏ hẹp, ngắn, có nhiều ngõ sâu, xe chữa cháy hoạt động gặp nhiều khó khăn. Phương tiện tham gia giao thông đông, nguồn nước chữa cháy thì thiếu, mật độ dân cư đông (40.000 người/km2).
Nhiều nhà đông hộ, cửa hàng kinh doanh tại các tuyến phố có nhiều nhà hình ống, thường cao từ 2-4 tầng (tầng 1 dùng để kinh doanh, tầng 2,3,4 dùng để ở và sinh hoạt, có 1 lối thoát nạn). các cửa hàng này thường liền kề, san sát, tập trung nhiều hàng hóa với số lượng lớn do đó nguy cơ cháy nổ cao, cháy nhanh, cháy lan, hậu quả rất khó lường.
Trước thực trạng trên, chúng tôi đã tham mưu cho UBND quận phê duyệt phương án chữa cháy nhà đông hộ, nhà trong ngõ sâu, tuyến phố kinh doanh hóa chất, chợ đêm, tuyến phố đi bộ và tổ chức diễn tập các tình huống trong các phương án chữa cháy trên.
Cụ thể khi nhận được thông tin báo cháy từ trung tâm chỉ huy chữa cháy của TP, theo điều lênh chiến đấu của lực lượng cảnh sát  PCCC TP nhận được tin báo thì điều động đầu tiên là 2 xe chữa cháy sau đó xin chi viện của các đơn vị. Tuy nhiên khi xảy ra cháy trong khu phố cổ, chúng tôi điều động ngay 4 xe chữa cháy (mỗi xe có 4 khối nước chữa cháy). Đồng thời phối hợp với CA quận, UBND phường sở tại huy động các lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố và nhân dân tổ chức chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 19
Chu Thị Hợi - Hà Đông
​Thời gian gần đây xuất hiện một vài vụ tai nạn do cháy, nổ bình gas. Trong khi đó đây là loại bếp được sử dụng chủ yếu trong các gia đình. Vậy cơ quan chức năng có khuyến cáo gì đến người dân trong việc sử dụng bếp gas cũng như cách phòng chống tai nạn cháy, nổ trong gia đình?
Thiếu tá Phạm Trung Hiếu- Phó Trưởng phòng hướng dẫn về PCCC:
 Trong cuộc sống hàng ngày sử dụng gas nhiều. Bếp gas rất tiện ích, nhanh, sạch do đó sử dụng gas tăng lên. Trong tuyên truyền trong sử dụng gas đã có nhiều biện pháp tuyên truyền nhất là bằng loa tại các ngã tư. Lượng khí ga bị rò rỉ ra ngoài môi trường dễ cháy nổ. Để hạn chế việc cháy nổ, chúng tôi khuyến cáo các gia đình phải sử dụng bếp ga phải an toàn, bình gas phải đảm bảo bình chất lượng, mua tại các cơ sở uy tín, đường van ga cấp lên bếp đảm bảo và van khóa an toàn. Khi bật bếp gas lên thì chúng ta phải ở khu vực đun nấu, khi rời khỏi thì phải tắt bếp. Nếu khi sử dụng có mùi gas rò rỉ thì phải gọi đơn vị cung cấp gas đến để họ có biện pháp sửa chữa.
Tuyệt đối không được sử dụng các thiết bị phát  sinh ra tia lửa như: không bật quạt điện, không bật bóng điện chiếu sáng và không sử dụng điện thoại để soi tìm đường gas và tiến hành mở cửa lảm cho khí gas thoát ra ngoài.
Công tác tuyên truyền  “hướng dẫn sử dụng gas an toàn”  qua tờ rơi trên một số quận, huyện.  
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 20
Phú Sơn - Đường Hùng Vương - TP Việt Trì - Phú Thọ. Email: sonanh@yhaoo.com
Gần đây, một số kho thuốc pháo, của các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng quản lý không may phát nổ, gây hậu quả đáng tiếc, thương tâm. Xin Luật sư cho biết việc phòng, chống cháy, nổ đối với cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định như thế nào?
 
Luật sư Bùi Quang Thu – Đoàn Luật sư TP Hà Nội:
Việc bạn hỏi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy tháng 11/2013 quy định tại điều 27a như sau: 
Phòng, chống cháy, nổ đối với cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Cơ sở sản xuất, kho vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ; có vành đai an toàn, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các khu dân cư và công trình lân cận.”
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 21
Trần Đức Trung - Mê Linh. Email: trungml2701@yahoo.com.vn
Vừa qua đã xảy ra 2 vụ cháy lớn ở KCN Quang Minh và khu đô thị Nam Trung Yên, nhất là vụ cháy ở KCN Quang Minh tôi nghe nói kéo dài suốt 10 tiếng đồng hồ. Có thông tin trước đó 2 ngày KCN có diễn tập PCCC nhưng đến lúc xảy ra hỏa hoạn lại thiếu nguồn nước tại chỗ. Xin hỏi thông tin này có chính xác không và tại sao từ trước đến nay cứ có tình trạng diễn tập thì rất hoành tráng nhưng đến lúc cháy thật thì lại thiếu nước?
Đại tá Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội:
Chúng tôi xác nhận thông tin trước đó 2 ngày, tại CN Quang Minh cũng có buổi ký giao ước thi đua giữa 30 đơn vị KCN, phát động thi đua, và sau đó có phối hợp với lực lượng phòng Cảnh sát PCCC số 6 với lực lượng PCCC tại cơ sở của 1 số công ty thuộc KCN diễn tập. Phải khẳng định rằng việc diễn tập có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường kỹ năng chỉ huy, tăng cường sự phối hợp của các đơn vị xung quanh, thông tin liên lạc, kiểm tra hoạt động các trang bị của cơ sở, có tác dụng lớn trong việc xây dựng phong trào PCCC toàn dân. Tuy nhiên, thực tế muôn hình vạn trạng, chúng ta không thể tính được sự việc. Không phải cứ tập phương án thì đáp ứng được tất, quy mô phối hợp diễn tập chưa phải là quy mô lớn nhất của KCN nên thực tế trong lúc chữa cháy có thiếu nguồn nước. Nhưng vụ cháy xảy ra cháy trên diện tích lớn, hơn 10.000m2, chứa rất nhiều chất cháy nên không thể đáp ứng kịp. Các quy chuẩn xây dựng cũng có những bất cập như từ năm 1995 chưa thay đổi. Có thể chúng ta cần từng bước thay đổi quy chuẩn.
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 22
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 23

TAG:
Giao lưu trực tuyến với chủ đề: Trên mặt trận chống “giặc lửa” - Ảnh 24