Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Đông: Cử tri mong muốn ứng viên đại biểu Quốc hội giải quyết các vấn đề giáo dục, môi trường và đất đai

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 7/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam Thành phố Hà Nội, phối hợp với UBMTTQ quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội (QH).

 5 ứng cử viên ngồi bên trái và 2 chủ tọa hội nghị ngồi phía bên tay phải. Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận Hà Đông điều hành hội nghị.

Theo báo cáo của UBMTTQ Thành phố, tại Đơn vị bầu cử số 6 gồm 3 quận, huyện là: Hà Đông, Thanh Oai, Thanh Trì có 5 ứng cử viên tham gia ứng cử để bầu vào Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026. Cụ thể, gồm các ông/bà: Ông Phạm Đức Ấn; ông Đỗ Đức Hồng Hà; ông Lương Thế Huy, ông Nguyễn Kim Sơn và bà Lê Thị Thu Trang. Sau khi nghe Chủ tịch UBMTTQ quận Hà Đông giới thiệu về tiểu sử, các ứng cử viên đã trình bày chương trình hành động của mình với cử tri.
Tập trung vào xây dựng luật
Theo đó, ứng cử viên Phạm Đức Ấn - Thạc sỹ quản lý kinh doanh, hiện đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam (NHNN&PTNT) với chức danh Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên NHNN&PTNT Việt Nam.
Ông Ấn cho biết, đây là vinh dự khi được về ứng cử tại Đơn vị bầu cử số 6 của TP Hà Nội. Nếu được cử tri tin tưởng bỏ phiếu trở thành đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ông sẽ tham gia tích cực vào lập hiến, lập pháp, thảo luận tích cực các vấn đề của quốc gia, chính sách về tài chính quốc gia, an ninh quốc phòng, thực hiện chính sách của nhà nước về lĩnh vực tài chính, môi trường, an sinh xã hội; phát hiện những điểm thiếu của pháp luật trong thực tiễn, giữ mối quan hệ chặt chẽ với cử tri, để trao đổi, tiếp thu ý kiến của cử tri, phản ánh đề đạt những ý kiến của cử tri đến QH và HĐND các cấp.
 Ứng cử viên Phạm Đức Ấn 
Bên cạnh đó, đề xuất, nghiên cứu những vấn đề an sinh, xã hội, hỗ trợ những hộ cận nghèo, hộ nghèo. Cùng với NHNN giữ vai trò chủ đạo của nhóm ngân hàng nhà nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cam kết liên tục đổi mới, tăng cường áp dụng ngân hàng số đảm bảo an toàn vay vốn, cải tiến quy trình vay vốn, an toàn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn, phát huy nguồn vốn tín dụng hiệu quả trong phát triển kinh tế như phát triển vùng sản xuất trái cây, rau quả công nghệ cao, duy trì và phát huy giá trị của làng nghề. Ông Phạm Đức Ấn cho biết sẽ có chương trình hành động cụ thể nếu được cử tri ủng hộ bầu làm đại biểu QH.
Ứng cử viên Đỗ Đức Hồng Hà có trình độ Đại học, học hàm Tiến sỹ chuyên ngành luật Tư pháp, công tác tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ông Đỗ Đức Hồng Hà đánh giá Hà Đông là quận có các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội tích cực thời gian gần đây. Ông khẳng định thời gian qua, với những đóng góp của mình ở Quốc hội, ông đã góp phần vào xây dựng pháp luật nhiệm kỳ 2016-2020.
Ông Đỗ Đức Hồng Hà cho biết, bản thân hiểu được những khó khăn, thuận lợi của Hà Đông, cũng như TP Hà Nội, ông mong muốn và có ý thức xây dựng quận và TP văn minh, giàu đẹp. Nếu vinh dự trúng cử, ông phát huy kết quả đạt được nhiệm kỳ trước, mang hết nỗ lực cống hiến vào xây dựng pháp luật và đưa luật pháp vào cuộc sống; tích cực thực hiện các chương trình mục tiêu mà TP đã đưa ra.
 Ứng cử viên Đỗ Đức Hồng Hà
Ông Đỗ Đức Hồng Hà sẽ suy nghĩ, hành động vì dân, do dân và dựa vào dân; có quan điểm, chứng kiến rõ ràng, quyết tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhân dân, chống tham nhũng, lãng phí, lắng nghe tiếp thu ý kiến của Nhân dân, là cầu nói giữa Đảng với dân, Trung ương với TP, góp phần thực hiện các mục tiêu của TP Hà Nội và quận, nhất là 14 nội dung mà TP Hà Nội đã đưa ra; đưa Thủ đô là địa phương phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của Thủ đô; sửa đổi Luật Đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả của luật, ngăn chặn loại trừ lợi ích nhóm. Ông mong nhận được ý kiến của cử tri và cụ thể hóa chương trình hành động.
 Ứng cử viên Lương Thế Huy
Ứng cử viên Lương Thế Huy, trình độ đại học, Thạc sỹ luật học, chuyên gia chính sách về giới; Viện Trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường. Ông Lương Thế Huy cho biết, được học tập bài bản. Ông sẽ đóng góp ý kiến vào những dự án luật như Luật Bình đẳng giới, Luật về Hội, vần đề quyền con người, thanh niên, người yếu thế, đưa luật pháp thực hiện quyền con người, lợi ích của người dân, DN vào cuộc sống. Điều này sẽ giúp cho nâng cao quyền con người, thiết lập nhiều kênh thông tin để các nhóm yếu thế có tiếng nói của mình, tham gia tích cực vào vấn đề quốc tế. Xã hội còn có định kiến đối với các tổ chức phi chính phủ. Ông mong muối cử tri ủng hộ để ông thực hiện chương trình hành động của mình.
 Ứng cử viên Nguyễn Kim Sơn
Ứng cử viên Nguyễn Kim Sơn, trình độ đại học, Phó Giáo sư, Tiến sỹ ngành Ngữ văn. Cán bộ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng - Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: Ông luôn lắng nghe ý kiến của Nhân dân, trong xây dựng pháp luật, xem xét xây dựng luật pháp phù hợp với đời sống, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Giáo dục đang có sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, trong phát triển con người Việt Nam để phát triển đất nước hiện đại; triển khai thực hiện tốt lộ trình giáo dục phổ thông, bồi dưỡng các nhà giáo; nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục tại các trường đại học (ĐH), cao đảng và nghề.
Phối hợp với TP thực hiện tác mục tiêu, ưu tiên phát triển các trường ĐH, trong đó ĐH Hà Nội, các trường cao đẳng, dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, đề xuất cơ chế chính sách nhằm tạo động lực cho giáo viên cống hiến, khắc khục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ hiện nay. Hà Đông đang có hệ thống giáo dục chất lượng, ông sẽ tìm hiểu thêm để có biện pháp hỗ trợ các trường học có chất lượng giáo dục tốt hơn. Ông sẽ làm cầu nối để Đảng, Chính phủ với Nhân dân và mang tiếng nói của Nhân dân đến với Đảng, Quốc hội và Nhà nước.
 Ứng cử viên Lê Thị Thu Trang
Ứng cử viên Lê Thị Thu Trang, trình độ Đại học, Thạc sỹ quản lý giáo dục, viên chức, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó hiệu Trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, cho biết: Việc gia tăng dân số cơ học đang gây áp lực lên hệ thống giáo dục của quận Hà Đông.
Bà mong muốn cử tri ủng hộ để có tiếng nói đóng góp vào hệ thống giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, là đại biểu của dân, do dân, và vì dân, tích cực tiếp xúc với cử tri để hiểu được nguyện vọng của người dân, từ đó đề xuất năng với quận Hà Đông về vấn đề phát triển giáo dục, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát triển môi trường xanh, phát triển làng nghề, phát triển kinh tế xã hội Hà Đông thành quận có môi trường xanh; đề nghị cho quận có chính sách cho giáo viên, tăng cơ hội việc làm cho lao động sau đào tạo; quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới, tham gia hoạch định luật xây dựng đất nước và TP Hà Nội ngày càng văn minh, giàu đẹp.
 Cử tri đề đạt nguyện vọng với ứng cử viên về vấn đề giáo dục.

Khắc phục vấn đề dân sinh bức xúc bằng luật
Sau khi các ứng cử viên trình bày chương trình hành động, nhiều cử tri đã bày tỏ nguyện vọng của mình với các ứng cử viên. Cử tri Nguyễn Hồng Nguyên (phường La Khê), mong muốn đó là nghiên cứu, khắc phục vấn đề dân sinh quan tâm, bức xúc đô thị, môi trường, đời sống dân sinh.
Cử tri Nguyễn Hồng Phúc, Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường quận Hà Đông cho biết: Liên quan đến thi hành Luật Đất đai 2013 có những nội dung chưa thống nhất, như góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trước đó lại có quy định góp vốn bằng giá trị đất, 2 khái niệm khác nhau, dẫn đến khó thực hiện trong thực tế; quyền cho, tặng đất đai cũng đang có những bất cập; liên quan đến vấn đề Nhân dân quận Hà Đông chuyển đồi nghề khi người dân trả đất cho dự án, thực hiện giao đất dịch vụ đang chậm và vướng tại quận Hà Đông và kéo dài khá nhiều thời gian, đây là mong muốn của cử tri và người làm quản lý của quận Hà Đông.
Cử tri Nguyễn Thị Vân Bằng - Tổ 19 phường Phúc La cho biết: Vận hành nhà chung cư, quản lý nhà chung cư đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như: Tranh chấp bàn giao hồ sơ, phần sở hữu chung riêng chưa được bàn giao rõ ràng, nhà chung cư thiếu phòng sinh hoạt cộng đồng, không có hầm để xe, nên xe phải để ở sân chơi, đường nội bộ xung quanh tòa nhà, ảnh hưởng vấn đề giao thông, nguy cơ cháy nổ cao; một số ban quản trị thành lâp nhưng hoạt động không đúng, không hiệu quả, việc can thiệp của chính quyền gặp khó khăn; một số cư dân có ý thức chưa cao về PCCC, bảo vệ môi trường. Đề nghị ứng cử viên khi được trúng cử làm ĐBQH có tiếng nói đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà chung cư, các cơ quan nhà nước cần sửa đổi Luật Nhà ở về vấn đề vận hành nhà chung cư, sửa đổi quy phạm pháp luật đối với các đơn vị vận hành nhà chung cư, cư dân, phần sở hữu chung, riêng; quy định quyền hạn của chính quyền đối với quản lý nhà chung cư, phí bảo trì; tăng cường công tác thành kiểm tra về công tác PCCC, công khai các chung cư không đảm bảo PCCC; khi dự thảo các dự án luật nên tìm hiểu và lấy ý kiến của người dân rộng rãi.
Cử tri Nguyễn Công Khoái (phường Phúc La), bày tỏ: Vấn đề bất cập cử tri cần quan tâm giải quyết là công tác xây dựng luật và hiệu quả thực thi của luật trong cuộc sống còn hạn chế. Cụ thể, Luật đường bộ, quy định cho người đi bộ, kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường; xử phạt thả rông chó, mèo, phơi rơm, rạ rất gần với cuộc sống, nhưng thực tế thực hiện không có hiệu quả nhiều. Xét xử các vụ án tham nhũng, một số vụ việc còn xử phạt nhẹ, chưa đúng với vi phạm; giáo dục vẫn còn bất cập như nhồi nhét kiến thức; ý thức, trình độ của thầy cô chưa đúng mực; cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp là con dao hai lưỡi khiến cho thầy, cô giáo khó kiểm soát. Việc học trực tuyến không phù hợp với học sinh tiểu học, giáo viên khó thu hút dạy các em đúng giờ, nhiều gia đình không có thiết bị và đường truyền vào mạng, học trực tuyến ôn luyện thì được, nhưng để dạy kiến thức mới chưa cao. Tự chủ xã hội hóa trong bệnh viện, tuyến dưới đang gặp khó khăn, dẫn đến việc nâng cao giá dịch vụ và phụ thu đối với bệnh nhân. Người khám bệnh không cần chuyển tuyến BHYT, khiến cho tình trạng bệnh viện tuyến trên quá tải, tuyến dưới, huyện, quận thiếu bệnh nhân khiến cho lãng phí cơ sở vật chất. Ông mong muốn ứng cử viên nếu trúng cử cần quan tâm giải quyết đến vấn đề này.
Tại hội nghị đã nghe 7 ý kiến của cử tri liên quan đến nhiều vấn đề. Các ứng cử viên đã giải thích thêm đối với các cử tri về vấn đề cử tri đề cập. Trong đó, ứng cử viên Nguyễn Kim Sơn, cho biết: Hà Đông gia tăng dân số cơ học, do đó thiếu giáo viên ở các cấp học là 700 người, việc tuyển dụng được tiến hành do quận Hà Đông thực hiện, buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ vừa qua đã có ý kiến về nội dung này.
Tới đây, Bộ Giáo dục sẽ kiến nghị với Chính phủ để giải quyết vấn đề này; việc thiếu giáo viên tâm lý học đường, với xã hội hiện đại rất cần giao viên ở lĩnh vực này. Giáo viên trong lĩnh vực tâm lý học đường quận nên dành 1 phần chỉ tiêu để phân bổ. Môn dạy ngoại ngữ là môn tự chọn là môn bắt buộc, giáo viên vẫn thiếu, căn cứ vào tình hình thực tế để phân bổ giáo viên, quận nên có giải pháp bổ sung giáo viên hoặc chia sẻ giáo viên từ các trường đại học và chuyên nghiệp. Quy chuẩn xây dựng trường học đã có nghiên cứu xây dựng số tầng phòng học, đảm bảo an toàn trong trường học, nhưng thực tế dân số tăng mạnh thì tới đây ngành giáo dục xem xét thực tế từng địa phương. Để hạn chế học sinh sử dụng điện thoại trong lớp thì sẽ có khảo sát đánh giá thực tế, nếu không có hiệu quả cao trong sử dụng điện thoại sẽ đưa ra giải pháp điều chỉnh chính sách. Học trực tuyến trong điều kiện dịch bệnh lây lan thì việc học trực tuyến là tình thế, nhưng khi học sinh trở lại trường học sẽ có chương trình dạy học phù hợp.
Ứng cử viên Đỗ Đức Hồng Hà trao đổi với cử tri: Cá nhân ông rất mong nhận được văn bản ý kiến gửi đến về vấn đề môi trường, đất đai mà cử tri đã nêu, để ông bổ sung vào chương trình hành động cụ thể của mình có cơ sở thực tiễn, giải quyết tốt vấn đề cử tri, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ông sẽ luôn gần dân, tin dân để nắm tâm tư nguyện vọng của dân sao cho xây dựng luật pháp phù hợp. Nếu trúng cử ông sẽ giám sát việc xét xử các vụ án; đóng góp ý kiến vào xây dựng hệ thống luật trong đó có luật chứng thực.