Cùng chủ trì hội thảo có Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn…
Tại hội nghị, đa số các đại biểu đều cho rằng, dự thảo Đề án thí điểm mô hình CQĐT tại TP Hà Nội đã được thực hiện nghiêm túc, công phu, khoa học và đưa ra được 2 mô hình tổ chức CQĐT rất rõ ràng. Theo PGS.TS Lê Minh Thông – Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, qua nghiên cứu dự thảo Đề án CQĐT của TP Hà Nội đến thời điểm này cho thấy cơ bản đã hoàn chỉnh và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, PGS.TS Lê Minh Thông cho rằng, cần làm rõ thêm tư duy quản lý của CQĐT, chính quyền nông thôn và cách thức vận hành trong CQĐT TP Hà Nội. CQĐT phải gọn bộ máy, gọn tổ chức nhưng vẫn rõ thẩm quyền và cách thức hành động để phục vụ Nhân dân được tốt hơn.
Còn nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Đề án này cần tập trung vào xây dựng mô hình chính quyền Thủ đô Hà Nội và tên gọi của Đề án cũng nên thay đổi theo hướng đó. Bởi, CQĐT thì chung chung và các đô thị lớn khác trên cả nước cũng đang làm. Bày tỏ đồng tình với ý kiến này, nguyên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết, Hà Nội là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị của cả nước và có tính chất rất đặc thù. Vì vậy, xây dựng CQĐT tại TP Hà Nội là mong muốn xác đáng. Tuy nhiên, đây là mô hình rất khó nên cần thận trọng và phải thể hiện rõ tính đặc thù xây dựng CQĐT của Thủ đô. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư Phùng Hữu Phú lại cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nên xây dựng mô hình quản lý đô thị thông minh ở Thủ đô Hà Nội. Bởi, vấn đề quản lý lúc này không chỉ là phân cấp, phân quyền mà tương tác, kết nối…
Nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo |