Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Tĩnh: săn bắt chim di cư, nguy cơ xâm hại rừng phòng hộ ven biển

Văn Chương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tình trạng săn bắt chim di cư mùa mưa bão ở xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) gây ảnh hưởng, tác động đến rừng phòng hộ ven biển. Bởi hiện nay, rất nhiều cây phi lao ở rừng phòng hộ có dấu hiệu bị chặt phá để săn bắt chim hoang dã.

Tại khu rừng phòng hộ ven biển (thôn Song Nam, xã Cương Gián) nhiều cây phi lao hàng chục năm tuổi đã bị chặt hạ, dấu cưa còn rất mới
Tại khu rừng phòng hộ ven biển (thôn Song Nam, xã Cương Gián) nhiều cây phi lao hàng chục năm tuổi đã bị chặt hạ, dấu cưa còn rất mới
Thân cây gỗ có thể được sử dụng làm lùm lán để người săn bắt chim trú ẩn (trong ảnh lùm lán cách gốc cây bị chặt khoảng 3m) hoặc vì mục đích khác
Thân cây gỗ có thể được sử dụng làm lùm lán để người săn bắt chim trú ẩn (trong ảnh lùm lán cách gốc cây bị chặt khoảng 3m) hoặc vì mục đích khác
Có những gốc cây phi lao đường kính hàng chục cm trong khu rừng phòng hộ ở thôn Song Nam, xã Cương Gián đã bị chặt phá ngổn ngang
Có những gốc cây phi lao đường kính hàng chục cm trong khu rừng phòng hộ ở thôn Song Nam, xã Cương Gián đã bị chặt phá ngổn ngang
Giữa khu rừng phòng hộ ven biển xã Cương Gián rất nhiều cây phi lao bị chặt phá, chỉ còn trơ lại gốc
Giữa khu rừng phòng hộ ven biển xã Cương Gián rất nhiều cây phi lao bị chặt phá, chỉ còn trơ lại gốc
Toàn bộ cành, ngọn cây phi lao được cắm xuống lạch sông, tạo ra những bụi cây dụ dỗ chim dư cư về đậu
Toàn bộ cành, ngọn cây phi lao được cắm xuống lạch sông, tạo ra những bụi cây dụ dỗ chim dư cư về đậu
Khi nước thủy triều dâng lên những bụi cây giữa sông (cây được làm từ cành, ngọn phi lao) trở thành nơi chim di cư sà cánh xuống đậu
Khi nước thủy triều dâng lên những bụi cây giữa sông (cây được làm từ cành, ngọn phi lao) trở thành nơi chim di cư sà cánh xuống đậu
Tuy nhiên, trên tất cả cành, ngọn phi lao cắm giữa lạch sông có chi chít que nhạ (keo bẫy chim siêu dính) để bẫy bắt chim
Tuy nhiên, trên tất cả cành, ngọn phi lao cắm giữa lạch sông có chi chít que nhạ (keo bẫy chim siêu dính) để bẫy bắt chim
Chim đậu vào que nhạ chỉ trong chốc lát sẽ bị dính chặt, không thể vùng vẫy, thoát ra ngoài
Chim đậu vào que nhạ chỉ trong chốc lát sẽ bị dính chặt, không thể vùng vẫy, thoát ra ngoài
Tại những lùm cây phi lao có rất nhiều chim cò giả (làm bằng xốp) và một số chim mồi còn sống để đánh lừa chim di cư xuống đậu và dính bẫy
Tại những lùm cây phi lao có rất nhiều chim cò giả (làm bằng xốp) và một số chim mồi còn sống để đánh lừa chim di cư xuống đậu và dính bẫy
Trong khu rừng phòng hộ ven biển xã Cương Gián lông chim di cư vung vãi khắp nơi
Trong khu rừng phòng hộ ven biển xã Cương Gián lông chim di cư vung vãi khắp nơi
Một số loài chim đã bị chết, phân hủy trong rừng phòng hộ, bốc mùi hôi thối
Một số loài chim đã bị chết, phân hủy trong rừng phòng hộ, bốc mùi hôi thối
Cây phi lao phòng hộ bị chặt phá để làm lùm lán trú ẩn cho người săn bắt chim di cư, hoặc tạo ra hàng loạt bụi cây rậm giữa lạch sông đã phần nào làm ảnh hưởng, tác động đến chức năng phòng hộ của rừng ven biển
Cây phi lao phòng hộ bị chặt phá để làm lùm lán trú ẩn cho người săn bắt chim di cư, hoặc tạo ra hàng loạt bụi cây rậm giữa lạch sông đã phần nào làm ảnh hưởng, tác động đến chức năng phòng hộ của rừng ven biển
Người dân tự ý chặt phá cây phi lao rừng phòng hộ ven biển xã Cương Gián để sử dụng vào mục đích săn bắt chim diễn ra suốt thời gian dài trong mùa mưa bão. Vậy nhưng, nghịch lý là chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kịp thời
Người dân tự ý chặt phá cây phi lao rừng phòng hộ ven biển xã Cương Gián để sử dụng vào mục đích săn bắt chim diễn ra suốt thời gian dài trong mùa mưa bão. Vậy nhưng, nghịch lý là chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kịp thời
"Săn bắt chim di cư mùa mưa bão trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho một bộ phận người dân xã Cương Gián và vùng phụ cận. Tuy nhiên, việc chặt phá rừng phòng hộ để làm lùm lán và tạo ra bụi cây giữa sông, vấn đề này chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, ngăn cấm. Vì nếu xảy ra quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Trước đây, một số trường hợp chặt phá cây phi lao cũng đã bị xử phạt theo quy định", ông Hoàng Văn Hà- Chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết
"Săn bắt chim di cư mùa mưa bão trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính cho một bộ phận người dân xã Cương Gián và vùng phụ cận. Tuy nhiên, việc chặt phá rừng phòng hộ để làm lùm lán và tạo ra bụi cây giữa sông, vấn đề này chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, ngăn cấm. Vì nếu xảy ra quy mô lớn sẽ ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Trước đây, một số trường hợp chặt phá cây phi lao cũng đã bị xử phạt theo quy định", ông Hoàng Văn Hà- Chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết
"Đơn vị chỉ quản lý diện tích rừng phòng hộ trên đồi núi Hồng Lĩnh, trong đó có huyện Nghi Xuân. Còn rừng phòng hộ ven biển do địa phương hoặc đã giao cho hộ gia đình quản lý. Việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ cần thực hiện đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định liên quan, phòng ngừa nguy cơ xâm hại rừng trái phép", đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cho biết
"Đơn vị chỉ quản lý diện tích rừng phòng hộ trên đồi núi Hồng Lĩnh, trong đó có huyện Nghi Xuân. Còn rừng phòng hộ ven biển do địa phương hoặc đã giao cho hộ gia đình quản lý. Việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ cần thực hiện đúng quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định liên quan, phòng ngừa nguy cơ xâm hại rừng trái phép", đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cho biết
Người dân có hành vi chặt cây phi lao  trong rừng phòng hộ ven biển ở xã Cương Gián để săn bắt chim di cư dù ít nhiều cũng đã ảnh hưởng, tác động đến chức năng phòng hộ của rừng và môi trường sinh thái
Người dân có hành vi chặt cây phi lao  trong rừng phòng hộ ven biển ở xã Cương Gián để săn bắt chim di cư dù ít nhiều cũng đã ảnh hưởng, tác động đến chức năng phòng hộ của rừng và môi trường sinh thái
"Qua theo dõi, nắm bắt, đơn vị phát hiện người dân chủ yếu sử dụng cành, ngọn cây phi lao để làm lùm lán trú ẩn và cắm xuống lạch sông tại xã ven biển Cương Gián nhằm tạo ra nhiều bụi cây dụ dỗ chim di cư. Tình trạng sử dụng chim cò giả, chim mồi còn sống, que nhạ...để săn bắt, bẫy chim di cư đang diễn ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền thay đổi hành vi, nhận thức cho người dân và phối hợp triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý", ông Hồ Thế Nam- Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân thông tin 
"Qua theo dõi, nắm bắt, đơn vị phát hiện người dân chủ yếu sử dụng cành, ngọn cây phi lao để làm lùm lán trú ẩn và cắm xuống lạch sông tại xã ven biển Cương Gián nhằm tạo ra nhiều bụi cây dụ dỗ chim di cư. Tình trạng sử dụng chim cò giả, chim mồi còn sống, que nhạ...để săn bắt, bẫy chim di cư đang diễn ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền thay đổi hành vi, nhận thức cho người dân và phối hợp triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý", ông Hồ Thế Nam- Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Nghi Xuân thông tin