Thành công của Chương trình đến nay có sự đóng góp khá hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền.
Nâng cao nhận thứcChương trình xây dựng NTM được triển khai sâu rộng ở hơn 9.000 xã, trên 700 huyện của 63 tỉnh, TP trên cả nước, đúng vào lúc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động xấu đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai, bằng sự nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.Người dân tham gia làm đường giao thông nông thôn tại xã Thạch Hòa, huyện Quốc Oai. Ảnh: Ngọc Giang |
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 6/2017, cả nước có 2.720 xã đạt chuẩn NTM, bình quân cả nước đạt 13,87 tiêu chí/xã và 34 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM. Điều đáng nói, trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn, chúng ta đã huy động được 1 triệu tỷ đồng cho xây dựng NTM trong vòng 5 năm qua. Riêng hoàn thành thiết chế hạ tầng, giao thông, thủy lợi trong 5 năm qua gấp 10 lần giai đoạn trước. Bộ mặt nông thôn thay đổi đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam khẳng định, có được kết quả đó trước hết là nhờ công tác tuyên truyền, trong đó có vai trò của các cơ quan báo chí truyền thông. Thông qua tuyên truyền đã làm chuyển biến nhận thức của người dân, không chỉ hồ hởi đón nhận mà còn xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ của mình để đồng lòng chung sức.
Bên cạnh đó, cũng nhờ vào sự tuyên truyền hiệu quả đã giúp phổ biến cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo, điển hình trong xây dựng NTM, củng cố tình đoàn kết quân dân. Bí thư Huyện ủy Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng – huyện NTM đầu tiên của cả nước khẳng định, kinh nghiệm trước hết muốn xây dựng NTM, công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, trong đó có nhận thức của cả người lãnh đạo và Nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.Tiếp tục khẳng định vai tròCả nước đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM và không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, bộ tiêu chí NTM có yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Không những thế, xây dựng NTM trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh thị trường nông sản gay gắt cũng đặt ra thách thức mới cần phải có giải pháp tổ chức thực hiện căn cơ, bài bản. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong các giải pháp quốc gia, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM T.Ư xác định rõ vai trò đắc lực của công tác truyền thông. Qua đó, góp phần hoàn chỉnh cơ chế chính sách và huy động nguồn lực.Tại Hà Nội, tính đến tháng 6/2017, toàn TP có 255/386 xã đạt chuẩn NTM, 2 huyện được công nhận huyện NTM là Đan Phượng và Đông Anh. Tổng kinh phí đã huy động đầu tư cho NTM từ năm 2016 đến nay là hơn 14.800 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động ngoài ngân sách là hơn 1.100 tỷ đồng (riêng Nhân dân đóng góp gần 600 tỷ đồng). Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ cho biết, từ nay đến cuối năm, nhiệm vụ quan trọng là tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về xây dựng NTM để tập trung các nguồn lực thực hiện chương trình. Đồng thời tuyên truyền, vận động đẩy mạnh thực hiện việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện đưa cơ giới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nông dân.Vấn đề lớn có tính quyết định với ngành nông nghiệp hiện nay là nhanh chóng đưa ngành nông nghiệp từ sản xuất nhỏ, manh mún tiến lên quy mô lớn, áp dụng KHCN. Thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào xây dựng NTM nhằm nhân rộng các mô hình tốt, hiệu quả và kết hợp phản biện xã hội. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi |