Trong tuần qua, một nửa các nước châu Âu đã phải ban bố báo động cam (mức độ cao thứ 2) về nguy cơ nhiệt độ rất cao.
Trong khi đó, tại các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Croatia, nhà chức trách đã phải ban bố báo động đỏ - mức báo động cao nhất - về tình trạng nhiệt độ cực cao.
Những cơn gió nóng từ sa mạc Sahara mang theo nhiệt độ cao đỉnh điểm đã tấn công hàng loạt các nước châu Âu, đặc biệt các nước nằm trên bán đảo Iberia .
Ngày 5/8, nhiệt độ tại khu vực miền Nam Tây Ban Nha đã đạt đỉnh 44 độ C. Một số TP tại Tây Ban Nha, nhiệt độ đã đạt 45 độ C. Cho đến nay, tình trạng nắng nóng kéo dài trong nhiều tuần đã khiến 3 người thiệt mạng do sốc nhiệt tại Tây Ban Nha
Tại Bồ Đào Nha, nhiệt độ ghi nhận tại phía Bắc thành phố Lisbon ngày 4/8 là 46,8 độ C, gần bằng mức kỷ lục đã ghi nhận được ở Bồ Đào Nha năm 2003 là 47,3 độ C.
Nhiệt độ tăng cao đã làm công ty đường sắt quốc gia Bồ Đào Nha phải ngừng bán vé một số tuyến tàu, đặc biệt là những tuyến đi qua các khu vực nắng nóng nghiêm trọng.
Ngày 4/8 đã trở thành ngày nắng nóng nhất tại Pháp kể từ năm 2003. Nắng nóng kéo dài đã buộc các nhà chức trách Pháp phải dừng hoạt động 4 lò phản ứng hạt nhân nhằm tránh rủi ro hạt nhân có thể xảy ra. Nắng nóng cũng đã làm mức độ ô nhiễm không khí tăng mạnh.
Để giảm ô nhiễm, thành phố |
Ngày 4/8 đã trở thành ngày nắng nóng nhất tại Pháp kể từ năm 2003. Ảnh: Reuters |
Nắng nóng kéo dài đã buộc các nhà chức trách Pháp phải dừng hoạt động 4 lò phản ứng hạt nhân nhằm tránh rủi ro hạt nhân có thể xảy ra. |
Trong khi đó, tại Đức, các cơn mưa dông cục bộ cuối tuần qua đã giúp hạ nhiệt ở một số khu vực, đặc biệp là ở miền Nam . Tuy nhiên, nhiệt độ tại khu vực miền Đông dự báo sẽ quay lại mức 39 độ C vào ngày 8/8.
Nhiệt độ ở Anh ngày 5/8 đã giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức trên 30 độ C tại khu vực miền Nam . Cơ quan khí tượng Anh dự báo nắng nóng sẽ tiếp diễn đến ngày 7/8 tới.
Cơ quan y tế Anh khuyến cáo người dân khu vực Đông Nam nên ở trong bóng râm và uống nhiều nước.