IEA: Thế giới sẽ thừa khí đốt

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), thế giới đứng trước tình trạng dư thừa khí đốt. Điều này sẽ làm cho giá khí đốt giảm đi và làm cho việc kiểm soát an ninh năng lượng ở châu Âu của Nga giảm đi.

KTĐT - Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), thế giới đứng trước tình trạng dư thừa khí đốt. Điều này sẽ làm cho giá khí đốt giảm đi và làm cho việc kiểm soát an ninh năng lượng ở châu Âu của Nga giảm đi. 
 
Trong báo cáo dự thảo về "Triển vọng năng lượng thế giới" sẽ được công bố vào ngày 10/11, IEA nêu rõ: Các thị trường khí đốt toàn cầu đã mở ra từ thị trường của người bán, bị dồn ép bởi nguồn cung và cầu chặt chẽ, đến thị trường của người mua do nhu cầu yéu đi, trong khi các nguồn cung mới rất dồi dào. Nguồn cung cấp dư thừa khí đốt thậm chí sẽ lớn hơn nếu các nước đẩy mạnh các kế hoạch tiết kiệm năng lượng và phát triển nhiều nhà máy điện tái sinh và hạt nhân. 
 
Các chuyên gia của IEA cho rằng, công suất của các hệ thống phân phối khí đốt và khí hóa lỏng (LNG) có thể lên tới 250 tỷ mét khối vào năm 2015, nhiều gấp 4 lần so với công suất trong năm 2007. Đối với Mỹ, việc dư thừa khí đốt sẽ buộc các công ty giảm các kế hoạch nhập các trạm LNG và điều này có nghĩa là nhiều trong nguồn công suất còn lại sẽ không được sử dụng. 
 
Nguồn cung khí đốt dư thừa do IEA dự đoán sẽ là một sự thay đổi lớn cho ngành công nghiệp vốn phải vật lộn với tình trạng thiếu thốn hồi năm ngoái và là một đòn búa bổ giáng vào Nga, Iran và Qata- những nước kiểm soát các nguồn dự trữ khí đốt lớn nhất. Đối với Gazprom do nhà nước Nga kiểm soát, nguồn cung khí đốt dư thừa được dự báo sẽ là một thất bại lớn.  Nó sẽ làm suy yếu quyền lực mà công ty này nắm giữ đối với các nước tiêu dùng và quá cảnh, làm cho tham vọng LNG của công ty không thực hiện được trước năm 2030. Nga sẽ vẫn là nhà xuất khẩu khí đốt quan trọng cho Liên minh châu Âu (EU) và nhập khẩu khí đốt của EU dự tính vẫn tăng. Tuy nhiên, mức tăng này sẽ ít hơn nhiều so với người ta nghĩ trước đây và châu Âu có thể có các nguồn nhập khẩu khí đốt thay thế rẻ hơn, đặc biệt từ Bắc Phi và có khả năng từ Trung Đông.

 IEA cũng cho rằng, các chính sách môi trường hạn chế khí thải điôxít cácbon nhằm ngăn sự nóng lên của trái đất có thể sẽ làm cho nhu cầu khí đốt lên đến đỉnh cao vào dầu những năm 2020. Các giám đốc chấp hành ngành công nghiệp này đã coi khí đốt như là một sự lựa chọn (do lượng khí thải cácbon thấp) thay cho than để chạy các nhà máy phát điện.