GDP khả năng chỉ đạt 6,2 - 6,3% ĐB Cao Đình Thưởng (đoàn Phú Thọ) phát biểu, số liệu báo cáo năm 2016 của Chính phủ rất đáng lưu ý, 11/13 chi tiêu đạt và vượt, 2 chỉ tiêu không đạt là GDP và xuất khẩu, kết quả, GDP năm 2016 chỉ đạt 6,21%. Trong khi 4 tháng đầu năm 2017 GDP chỉ tăng 5,1% thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (5,48%) vậy mục tiêu tăng trưởng 6,7% năm 2017 có đạt được không? “Chính phủ khẳng định kinh tế đã phục hồi nhưng trong báo cáo không có các ngành kinh tế trọng điểm phục hồi lên. Một số chuyên gia nêu, thường nếu GPD đầu năm dưới 5% thì cuối năm chỉ dưới 6,3%” - ĐB Thưởng phát biểu.Chỉ ra những khó khăn, các ĐB cho rằng khả năng GDP năm 2017 chỉ đạt 6,2 - 6,3%. “Dù Chính phủ đã chỉ đạo rốt ráo trong công tác cán bộ; Quyết tâm tạo ra phong trào khởi nghiệp, là điểm sáng để hy vọng kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đất nước còn bộn bề những khó khăn cần vượt qua. Tái cơ cấu chưa có bước chuyển biến rõ, nợ công cao, nợ thuế nhiều, nợ xấu nhức nhối đối phó với môi trường và biến đổi khí hậu còn lúng túng” - ĐB Nguyễn Quang Hàm (đoàn Phú Thọ) nhận xét.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) phát biểu thảo luận. Ảnh: Duy Linh |
Tại phiên thảo luận ở tổ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra các yếu tố làm giảm đà tăng trưởng như giải ngân chậm vốn đầu tư công, thủ tục đầu tư công rất phức tạp... Bên cạnh đó còn do một số lý do khách quan như giá dầu thế giới giảm, vụ Galaxy Note7 gây thiệt hại hàng tỷ USD, tương đương 0,5% GDP... Mặc dù vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, không thể ca mãi bài ca “do khách quan” dẫn đến tăng trưởng chậm. Thủ tướng nhấn mạnh: Thời gian tới thủ tục đầu tư công cần phải được khắc phục, tiến trình cổ phần hóa DN phải được đẩy mạnh. Phải tính tới từng mặt hàng, từng cấu phần tăng trưởng, trong đó có đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư vào nông nghiệp, kích thích du lịch, sản xuất công nghiệp, điện tử… Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng cũng lưu ý: Cần chú trọng tới các chỉ tiêu việc làm, xóa đói giảm nghèo… Lạm phát phải cố gắng giữ ở dưới mức 4%. Phải làm tốt công tác dự báo, kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Giải quyết nợ xấu, cơ cấu lại chi ngân sách. Đẩy mạnh cổ phần hóa phải công khai, minh bạch, không để thất thoát, kèm theo đó là phương án sử dụng vốn sau khi CPH. Cải thiện môi trường đầu tư, phát triển CN cao cũng là giải pháp quan trọng. Thu không đủ thì chi cũng vậy, không đi vay, không sợ nợ công, bội chi. Không phải có 10 đồng mà đòi chi 20 đồng. Ta phải liệu cơm mà gắp mắm. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân Thị trường vốn và tài chính chưa phát triển. DN thành lập mới nhiều nhưng giải tán lớn trong khi khả năng tiếp cận vốn vay vẫn chưa tốt… Trong các giải pháp ngắn và dài hạn, môi trường đầu tư như cá với nước nghiễm nhiên chính sách rõ ràng, thủ tục hành chính phải minh bạch công bằng. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có 1 triệu DN là không hề đơn giản. Và một thực tế là, DN phá sản, mất tích, đóng cửa thì số nợ thuế mất ngay, nhưng DN mới thành lập, để có nộp thuế phải mất vài năm. Trong khi đó, dầu quý I vừa rồi đã khai thác trên 24%. Tuy nhiên, tổng thu về dầu chỉ chiếm 3,2 - 3,3% GDP. Ước tính 1 triệu tấn khai thác được 0,25% điểm GDP, do đó nếu có khai thác thêm dầu thì không là bao nên phải tìm giải pháp khác. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng Để phấn đấu đạt tăng trưởng 6,7%, dựa vào việc nâng cao kinh tế tư nhân, độc lập tự chủ. Nếu động lực kinh tế tư nhân phát triển, được đầu tư đúng mức, được sự hỗ trợ sẽ có điều kiện đóng góp hơn vào sự phát triển này. Đề nghị đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, thoái vốn Nhà nước theo đúng tinh thần cái gì DNNN không cần nắm giữ để tư nhân làm. Đồng thời xem xét lại các dự án BOT minh bạch, có thể cho kéo dài số năm thu phí để bớt áp lực chi phí mới tạo được sức cạnh tranh cho nền kinh tế. ĐB Trần Hoàng Ngân Đoàn TP Hồ Chí Minh |