KTĐT - 10 nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam đã phải sơ tán khi núi lửa Merapi có đợt phun trào rất mạnh vào ngày 5/11.
Chiều 5/11, toàn bộ 10 nghiên cứu sinh và sinh viên Việt Nam đang theo học ở trường Đại học Gadjah Mada và Đại học Sanata Drama ở thành phố Yogyakarta đã sơ tán an toàn tới vùng Solo, cách Yogyakarta 70km.
10 nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam đã phải sơ tán khi núi lửa Merapi có đợt phun trào rất mạnh vào ngày 5/11.
Theo Đơn vị Tìm kiếm và Cứu hộ Trung Java, đợt phun trào ngày 5/11 đã khiến ít nhất 77 người thiệt mạng và 156 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em.
Đây là đợt phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi kể từ khi ngọn núi này "thức giấc" hôm 26/10, tro bụi tràn theo sườn núi chảy dài tới 13km, trong khi khói bụi bao trùm một vùng rộng lớn tới 45km.
Từ xa 20km, người ta vẫn nghe được tiếng nổ núi lửa phun.
Chính quyền địa phương đã ra lệnh cho gần 1,3 triệu người sống trong bán kính 20km quanh núi lửa phải đi sơ tán. Nhiều người phải cư trú tạm tại các sân vận động, trường học, nhà thờ, các cơ sở thể thao...
Kể từ khi núi lửa Merapi phun trào trở lại vào ngày 26/10 đến nay đã có 120 người thiệt mạng.
Trước đó, Merapi đã phun trào vào các năm 1930, 1994 và 2006, làm thiệt mạng lần lượt là 1.000 người, 60 người và 2 người./.
10 nghiên cứu sinh, sinh viên Việt Nam đã phải sơ tán khi núi lửa Merapi có đợt phun trào rất mạnh vào ngày 5/11.
Theo Đơn vị Tìm kiếm và Cứu hộ Trung Java, đợt phun trào ngày 5/11 đã khiến ít nhất 77 người thiệt mạng và 156 người bị thương, trong đó có nhiều trẻ em.
Đây là đợt phun trào mạnh nhất của núi lửa Merapi kể từ khi ngọn núi này "thức giấc" hôm 26/10, tro bụi tràn theo sườn núi chảy dài tới 13km, trong khi khói bụi bao trùm một vùng rộng lớn tới 45km.
Từ xa 20km, người ta vẫn nghe được tiếng nổ núi lửa phun.
Chính quyền địa phương đã ra lệnh cho gần 1,3 triệu người sống trong bán kính 20km quanh núi lửa phải đi sơ tán. Nhiều người phải cư trú tạm tại các sân vận động, trường học, nhà thờ, các cơ sở thể thao...
Kể từ khi núi lửa Merapi phun trào trở lại vào ngày 26/10 đến nay đã có 120 người thiệt mạng.
Trước đó, Merapi đã phun trào vào các năm 1930, 1994 và 2006, làm thiệt mạng lần lượt là 1.000 người, 60 người và 2 người./.