“Những người đã có đủ mưu mô tham nhũng moi tiền từ Nhà nước vào túi mình thì có thừa mưu mô để che giấu tài sản đó…, cho nên việc chỉ xử lý tài sản tôi nghĩ rằng quá muộn so với việc phòng chống tham nhũng (PCTN)”- đại biểu đoàn Hà Nội nói.
Cần lưu ý đến DN “sân sau”Về việc mở rộng phạm vi PCTN ra khu vực tư, đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nên lưu ý về đối tượng khu vực tư. Với các DN đại chúng, đã có rất đông cổ đông kiểm soát, đồng thời DN này phải chịu nhiều sự kiểm soát trên thị trường chứng khoán, vì vậy rất khó có thể có những hành vi tham nhũng trong DN này. Tuy nhiên đối tượng khu vực tư hiện nay đang tiếp tay cho tham nhũng ở khu vực công đó gọi là DN “sân sau”, đây là đối tượng chính cần được kiểm soát thì lại chưa đưa vào. “Vì vậy tôi đề nghị đối tượng cần kiểm soát là các DN tư mà có những quan hệ về kinh tế như cung cấp, mua bán tài sản, cung cấp dịch vụ cho khu vực công thì phải thực hiện kiểm soát tham nhũng bằng hình thức kiểm toán công khai tài chính 3 năm (năm trước, năm sau và năm có phát sinh quan hệ buôn bán đó). Việc kiểm soát đối tượng này giống như nâng cao minh bạch của DN Nhà nước”- đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.Đại biểu cũng góp ý, nhiều nước trên thế giới người ta kiểm toán đồng tiền, tức là theo đuổi đường đi của dòng tiền đó từ ngân sách đi đến cùng, không phải chỉ kiểm soát xem đến thời điểm kia có hóa đơn chứng từ là đúng. Cho nên đề nghị trong Dự Luật này cần quy định, khi kiểm toán thì phải kiểm toán đến cùng dòng tiền đó, theo dấu vết đồng tiền đó để đảm bảo rằng có đúng là các yếu tố vật tư, nguyên liệu, hàng hóa được cung cấp có nguồn gốc hay là chỉ trên chứng từ.Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng đồng tình cao với quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Đây sẽ là biện pháp gây khó khăn cho tham nhũng, không phải dễ dàng rút tiền để đi thực hiện hành vi hối lộ và xu hướng trên thế giới hiện nay thì Fitech rất mạnh, nên hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt rất phổ biến. “Tôi đề nghị khoản 2, Điều 29 cần phải quy định mở rộng là Chính phủ phải có biện pháp tài chính và công nghệ để tất cả những giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ có liên quan đến sử dụng tiền, vốn tài sản của ngân sách Nhà nước phải thực hiện không dùng tiền mặt. Theo tôi quy định này không chỉ góp phần PCTN mà còn tác động tích cực đến việc khuyến khích DN gia đình chuyển thành các DN kinh doanh, phải có hóa đơn chứng từ chứ không phải kinh doanh không có hóa đơn chứng từ. Đây là một “mục tiêu kép” hoàn toàn có thể khả thi”- đại biểu Hoàng Văn Cường nêu.Phải tịch thu tài sản không kê khaiLiên quan đến quy định về xử lý tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm: Không kê khai tức là cố tình che giấu, và đã gian dối thì phải xử lý thật nghiêm khắc, thậm chí tịch thu và xử lý hành chính. Còn đối với tài sản kê khai nhưng không chứng minh được nguồn gốc, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, cơ quan quản lý cũng không kết luận được đó là tài sản bất minh thì đề nghị, nếu cơ quan quản lý nghi ngờ bất minh nhưng không chứng minh được thì phải chuyển cho cơ quan điều tra để điều tra dấu hiệu vi phạm. Còn trường hợp cơ quan quản lý cũng không phát hiện được thì sẽ chuyển qua cơ quan thuế để thu thuế theo phương án 2, không sợ thuế chồng thuế.Cùng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) lại cho rằng, không nên áp dụng đánh thuế. Lập luận quan điểm này, đại biểu Mai đưa ra 6 lý do, trong đó có lý do chưa phù hợp, chưa đảm bảo tính công bằng, cũng không mang ý nghĩa răn đe. Điều này chưa chạm được đến tính nghiêm minh và tính công bằng và hệ lụy là có thể để lọt tội phạm và không công bằng.