Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

“N-11: Làn sóng mới của thế giới”

Chia sẻ Zalo

KTĐT - “N-11: Làn sóng mới của thế giới” là đầu đề bài viết trên Tạp chí “Financial Post” của Canada số ra tháng 4/2011. N-11 gồm Việt Nam, Mexico, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ai Cập, Bangladash, Indonesia, Hàn Quốc và Philippines.

KTĐT - “N-11: Làn sóng mới của thế giới” là đầu đề bài viết trên Tạp chí “Financial  Post”  của Canada số ra tháng 4/2011. N-11 gồm Việt Nam, Mexico, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ai Cập, Bangladash, Indonesia, Hàn Quốc và Philippines. 
 
Bài báo viết, theo các nhà quan sát, một khối các nền kinh tế đang nổi mới (Next-11), gồm Việt Nam, Mexico, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Pakistan, Ai Cập, Bangladash, Indonesia, Hàn Quốc và Philíppines, sẽ làm thay đổi tính chất thương mại toàn cầu hiện nay. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu thế giới đã sẵn sàng đón nhận làn sóng mới này?

Hiện nay, nhiều người đều thừa nhận rằng cán cân sức mạnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi và trọng tâm của sự thay đổi này chủ yếu nhằm vào nhóm các nền kinh tế đang nổi BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Ngoài 4 nước này, một số nước trong N-11, nhất là Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Mexico, cũng đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, khi đóng góp ít nhất 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Các nước còn lại trong nhóm N-11, gồm Việt Nam, Nigeria, Iran, Pakistan, Ai Cập, Bangladash và Philippines mặc dù vẫn còn khoảng cách lớn về thu nhập, ổn định chính trị, xã hội và môi trường đầu tư, song dự báo các nước này đều sẽ đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong những năm tới.

Tập đoàn Goldman Sachs dự đoán trật tự kinh tế toàn cầu có thể sẽ thay đổi hoàn toàn trong những thập kỷ tới. Theo tập đoàn này, đến năm 2050, GDP của nhóm N.11 có thể bằng 2/3 GDP của G-7, nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng gấp đôi; Mexico sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới; Indonesia có thể vượt qua Nhật Bản và Nigeria, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi, sẽ vượt qua Canada trong vòng khoảng 35 năm tới.

Các chuyên gia nhận định động lực của những thay đổi trên là yếu tố nhân khẩu học. Tại các nước phát triển, tỷ lệ sinh sụt giảm sẽ gây cản trở cho đà tăng trưởng kinh tế, bởi những nước này sẽ phải vật lộn để hỗ trợ lực lượng lao động. Trong khi đó, tuổi thọ ngày càng tăng đang khiến dân số ngày càng lão hóa và phá hủy việc tiết kiệm các nguồn tài chính của họ.

Bà Katie Koch, nhà chiến lược cao cấp của Goldman Sachs, tập đoàn đã đưa ra cả hai khái niệm là BRIC và N-11, cũng đánh giá rằng các nước thành viên của BRIC và N.11 sẽ được hưởng lợi từ sự thay đổi về kết cấu dân số. Theo bà, với dân số trẻ, chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu và tiềm năng phát triển mạnh mẽ, kinh tế của N.11 sẽ nhanh chóng bùng nổ.

Theo một báo cáo năm 2007 của Goldman Sachs, N.11 là một nhóm các thị trường lớn có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng và đưa đến cơ hội cho các nhà đầu tư trong hai thập kỷ tới. Bốn thành viên BRIC có thể sớm vượt Canađa về GDP, nhưng Goldman Sachs dự đoán Mexico, Indonesia, Nigeria, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cũng có thể làm được điều này vào năm 2050. Trong đó, Việt Nam dự kiến đạt mức tăng GDP/đầu người cao nhất là 9,7% trong giai đoạn 2009-2020.