KTĐT - Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% vào năm nay. Kinh tế Nam Á sẽ mở rộng 6,9% trong năm 2010, trong đó 7,5% thuộc về Ấn Độ.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 20/1 cho biết, kinh tế thế giới sẵn sàng giành tăng trưởng 2,7% trong năm 2010 sau khi sụt giảm mạnh mẽ bởi suy thoái kinh tế vào năm ngoái. Theo WB, sự hồi phục từ cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất sau Đại Suy thoái dự đoán sẽ chậm lại vào cuối năm nay do các gói biện pháp kích thích đã phát huy hết tác dụng. Và đây “sẽ là những thời điểm thách thức”, ông Justin Lin, nhà kinh tế trưởng của WB nói.
Theo ông, trở ngại chính với tăng trưởng hiện nay là nhiều thị trường đàn gặp khó khăn, nhu cầu trong lĩnh vực tư nhân trở nên trì trệ do thất nghiệp tăng cao.
Nhìn chung, thước đo quan trọng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ là GDP giảm 2,2% vào năm ngoái và kiến sẽ mở rộng 2,7% trong năm 2010 và 3,2% vào năm 2011.
Các nước đang phát triển có kết quả tăng trưởng tương đối mạnh (chừng 5,2% vào năm nay và 5,8% trong năm 2011) sẽ dẫn đầu mức tăng trưởng, sau khi chỉ tăng 1,2% trên toàn cầu trong năm 2009.
Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9% vào năm nay. Kinh tế Nam Á sẽ mở rộng 6,9% trong năm 2010, trong đó 7,5% thuộc về Ấn Độ.
Tại khu vực cận Sahara của châu Phi, tăng trưởng sẽ ở mức 3,8%, Mỹ Latinh là 3,1% và ở Đông Âu và Trung Âu (2,7%).
Tuy nhiên, các nước phát triển chịu tác động nặng nề từ suy thoái sẽ không phục hồi nhanh như vậy.
Nước Mỹ, tâm chấn của khủng hoảng sẽ nhận được mức tăng trưởng 2,5% vào năm 2010 và 2,7% trong năm 2011.
Ông Hans Timmer, tác giả bản báo cáo, cho biết thất nghiệp sẽ chỉ có xu hướng tồi tệ hơn. Trên thực tế, tăng trưởng trong năm nay thậm chí không đủ mạnh để tạo việc làm cho người lao động mới trên toàn cầu. Điều đó có nghĩa, khối lượng việc làm cần tạo dựng cho những đối tượng mất việc trong năm 2009, ông Timmer nói.
WB nhấn mạnh, những bất ổn trong quá trình phục hồi kinh tế chứng tỏ, thế giới còn phụ thuộc rất nhiều vào tiêu dùng gia đình và khu vực kinh doanh trong một vài quý tiếp theo.
Báo cáo cũng cho biết, thế giới sẽ không lặp lại cuộc suy thoái kép. Ông Lin cho biết, muốn đạt được tốc độ tăng trưởng tao hơn, các nước phải nỗ lực tăng năng suất sản xuất và giảm thiểu chi phí tài chính trong nước.