Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm học 2011 – 2012: Xoay xở với tăng giá

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sách giáo khoa vừa chính thức tăng giá, rồi tiền ăn, tiền học phẩm, tiền bán trú... cũng được các trường đưa ra “lộ trình” tăng giá.

KTĐT -  Sách giáo khoa vừa chính thức tăng giá, rồi tiền ăn, tiền học phẩm, tiền bán trú... cũng được các trường đưa ra “lộ trình” tăng giá. Nhiều người than thở: Dù năm học cũ chưa kết thúc, nhưng nỗi lo cho năm học mới đã bắt đầu từ chính cái sự tăng giá này.


Sách giáo khoa tăng đồng loạt đã lo


Sau khi Bộ GD&ĐT, NXB Giáo dục chính thức thông báo m
ức giá bán SGK mới được áp dụng bắt đầu từ năm 2011đã tạo nên nhiều ý kiến từ dư luận. Theo điều chỉnh tăng bình quân của 193 đầu sách, tỷ lệ tăng chung là 16,9%. Bộ tăng thấp nhất là SGK lớp 2 với mức tăng 6.400 đồng/bộ và cao nhất là SGK lớp 12 chương trình chuẩn, tiếng Anh với mức tăng 20.700 đồng/bộ.


Việc tăng giá SGK chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xã hội, vì hầu như gia đình nào cũng có con, em đi học. Mức tăng vài chục nghìn đồng có thể là bình thường với những gia đình khá giả, nhưng với phần đông gia đình khó khăn, khoản tiền này sẽ là gánh nặng. Dù theo giải thích của ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục, giá SGK được giữ ổn định từ năm 2008 đến nay, trong khi giá giấy đã tăng 30%, lãi vay tăng từ 6 -8%/năm lên 18%/năm..., NXB đã phải dùng nguồn thu khác để bù đắp sự mất cân đối thu - chi. Và đến nay, NXB không còn khả năng tiếp tục bù lỗ nữa.


Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người, trong thời điểm hiện nay việc tăng giá SGK có lẽ không phù hợp và không nên áp dụng một mức giá SGK tăng đồng loạt trên toàn quốc. Nên đối với khu vực thành thị thì áp dụng một mức giá khác, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì thậm chí nên giảm giá bán. Bên cạnh đó, cần mở rộng đối tượng được cấp phát SGK miễn phí, được mượn SGK hơn.
Bày tỏ lo ngại về việc tăng giá SGK trong bối cảnh hiện nay sẽ khiến học sinh nghèo bỏ học. Việc tính đến chiến lược về SGK, cần giữ mức giá ổn định trong vòng bao nhiêu năm cũng cần được nghĩ tới. Nếu thực sự NXB lỗ ở một thời điểm nào đó thì Nhà nước cần có chính sách bù lỗ cho NXB để người dân không phải chịu thêm gánh nặng này.


Tiền học, tiền ăn tăng càng lo hơn


Vật giá leo thang, các mặt hàng thiết yếu như đồ dùng học tập, giá lương thực tăng, điện, nước cũng tăng
cũng đang là nỗi lo của các bậc phụ huynh. Nhiều trường mầm non, tiểu học dân lập liên tục đưa ra mức học phí, mức tăng tiền ăn do không theo kịp giá cả thị trường. Trường mầm non HHD (quận Cầu Giấy), từ tháng 5/2011 đã tăng học phí mỗi tháng thêm 100.000 đồng/cháu, tiền ăn cũng tăng thêm mỗi suất 2.000 đồng/bữa.


Nhiều trường tiểu học và mầm non công lập ở Hà Nội dù thời điểm này chưa tăng tiền ăn bán trú do năm học sắp kết thúc, nhưng đã đưa ra dự kiến vào cuộc họp phụ huynh cuối năm học sẽ bàn để thống nhất tăng tiền ăn, tiền bán trú... Như lãnh đạo trường tiểu học Thành Công B chia sẻ: hiện trường thu tiền ăn bán trú cho học sinh là 16.000 đồng/ngày. Với mức thu này, đòi hỏi ban giám hiệu phải luôn làm việc vất vả để tìm mọi cách xoay sở nhằm đảm bảo chất lượng bữa ăn. Và việc tăng tiền ăn sẽ được trường đưa ra bàn bạc trước khi vào năm học mới.

           
Các bậc phụ huynh cũng hiểu rằng, trong thời điểm giá cả gia tăng thì việc tăng tiền ăn là điều tất yếu, nhưng với nhiều người thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào mức tiền lương. Khi nhìn vào danh mục tiền học của con tăng mà không khỏi lo lắng. Nhưng nói như một phụ huynh: Bé đang học mầm non mà mỗi tháng đã đóng gần triệu tiền học. Tương lai năm học tới bé vào lớp 1, gia đình chuẩn bị tâm lý trước là sẽ phải gánh thêm rất nhiều khoản khác, từ SGK tăng, tiền bán trú tăng, rồi tiền ngoại khóa, tiền quỹ các loại...