Năm ngoái, các thành viên NATO đã đồng ý duy trì 300.000 quân trong tình trạng sẵn sàng nhằm ứng phó trước một cuộc tấn công bất ngờ của quân đội Nga.
Tuy nhiên, công tác huấn luyện lực lượng đối mặt với nhiều thách thức như: quy trình phức tạp cũng như những hạn chế về cơ sở hạ tầng cản trở việc vận chuyển nhân sự và trang thiết bị nhanh chóng trên khắp lục địa.
Giới lãnh đạo NATO đang nỗ lực đảm bảo binh sĩ sẽ thuận lợi di chuyển đến các cảng được quân đội Mỹ sử dụng để dỡ hàng mà không bị cản trở bởi các cuộc tấn công bất ngờ của người Nga – tờ Telegraph đưa tin hôm thứ Ba.
“Rõ ràng, các căn cứ hậu cần có quy mô lớn, như những gì đã diễn ra tại Afghanistan và Iraq, sẽ không còn an toàn nữa do chúng sẽ là các mục tiêu hàng đầu nếu xung đột xảy ra” - Trung tướng Alexander Sollfrank, người đứng đầu Bộ chỉ huy hậu cần JSEC của NATO, cho biết.
Tờ Telegraph cho biết trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga, quân đội Mỹ sẽ di chuyển đến Đức và Ba Lan qua cảng Rotterdam, Hà Lan. Các tuyến đường khác được cân nhắc bao gồm những cảng ở Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đây, quân đội có thể di chuyển qua Slovenia và Croatia tới Hungary – quốc gia có chung biên giới với Ukraine.
Mỹ và các đồng minh phương Tây cho biết Moscow có thể tấn công NATO, do đó, việc gửi viện trợ tới Ukraine để ngăn chặn điều này xảy ra. Moscow khẳng định không có ý tấn công khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, đồng thời cáo buộc phương Tây đang cố viện cớ để kéo dài xung đột tại Ukraine.
Các quan chức Nga cho rằng xung đột tại Ukraine là một cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ khởi xướng nhằm cản trợ sự phát triển của Moscow.
Theo Moscow, một cuộc xung đột trực tiếp với NATO sẽ khiến Nga phải gánh chịu tổn thất nặng nề do ưu thế vượt trội của khối này. Bất kỳ cuộc đụng độ bào xảy ra cũng sẽ dẫn đến việc triển khai vũ khí hạt nhân, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình nhân loại.