Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nga ra điều kiện quan trọng để tiếp tục trung chuyển khí đốt qua Ukraine

Nguyễn Phương (Theo Tass)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Điện Kremlin vừa cho biết, Nga sẽ tiếp tục vận chuyển khí đốt Ukraine nếu Kiev đưa ra điều kiện phù hợp với tập đoàn Gazprom.

Nga sẽ tiếp tục vận chuyển khí đốt Ukraine nếu Kiev đưa ra điều kiện phù hợp với tập đoàn Gazprom.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov hôm 15/12 thông báo rằng Nga sẽ gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt với Ukraine nếu các điều khoản phù hợp về mặt kinh tế và thương mại cho tập đoàn dầu khí quốc gia Gazprom.
Ông Peskov nói rằng, một số điều khoản và phán quyết của Tòa trọng tài Stockholm “vẫn không thể chấp nhận được đối với phía Nga".
"Ngay từ đầu, Tổng thống Vladimir Putin đã nói rằng thậm chí trong trường hợp Nga đa dạng hóa các tuyến cung cấp năng lượng tới châu Âu, phía Moscow vẫn sẵn sàng tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine, song với điều kiện việc này phải phù hợp về mặt kinh tế và thương mại với đơn vị cung cấp của Nga - tập đoàn Gazprom”, ông Peskov trả lời phỏng vấn chương trình Bolshaya Igra (Big Game) của kênh truyền hình Channel One của Nga.
Naftogaz bắt đầu can thiệp vào quá trình vận chuyển và dẫn đến sự gián đoạn nguồn cung khí đốt tới châu Âu nghiêm trọng nhất lịch sử vào mùa Đông cuối 2008, đầu 2009. Hợp đồng vận chuyển khí đốt đến châu Âu trung chuyển ngang qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2019.
Hiện tại, Nga, Ủy ban châu Âu (EC) và Ukraine đã tiến hành đàm phán về vấn đề vận chuyển khí đốt giữa các bên sau khi hợp đồng kết thúc. Tuy nhiên, cuộc đối thoại giữa các bên thêm phần phức tạp bởi các vụ kiện tụng giữa Gazprom và Naftogaz.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết Moscow sẵn sàng gia hạn hợp đồng hiện nay thêm 1 năm nhưng cũng không loại trừ các khả năng khác. Ukraine ngược lại hy vọng sẽ ký một thỏa thuận dài hạn bởi trong trường hợp chấm dứt việc trung chuyển, ngân sách sẽ mất khoảng 3 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Kiev không muốn từ bỏ các vụ kiện tụng giữa Gazprom và Naftogaz.