Bài học về ứng xử sẽ gây nên những ảnh hưởng cho cả một thế hệ. Bài học về kiếm tiền danh tiếng là sự tổn hại đến sức khỏe mà không phải đong đếm được hậu quả trong ngày 1 ngày 2.Những “tút” triệu likeTheo dõi các trang cá nhân của những nghệ sĩ đang hot trên các phim truyền hình như: Về nhà đi con, Hướng dương ngược nắng, Cả một đời ân oán, Hoa hồng trên ngực trái… mỗi một "tút" đăng bài thường nhận được khoảng gần 1 triệu like và hơn 50.000 lượt chia sẻ, bình luận. Đối với những "tút" tranh cãi, bày tỏ quan điểm về một vấn đề xã hội thường lượng tương tác tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Đó là chưa kể rất nhiều người tuy không tương tác nhưng vẫn theo dõi và tìm đọc. Thế mới thấy một câu nói, một hành động của người nổi tiếng sẽ có sức ảnh hưởng lớn đến khán giả, đặc biệt giới trẻ. Như là nói tiếng lóng theo người nổi tiếng. Chưa kể một thời gian dài nhiều khán giả còn tôn thờ những gương mặt không phải là nghệ sĩ có những ứng xử lệch chuẩn như Khá Bảnh, Dương Minh Tuyền…
Nhiều sản phẩm quảng cáo được các nghệ sĩ tên tuổi giới thiệu trên nền tảng công nghệ. Ảnh: Thanh Hải |
Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh - Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục & Trí tuệ Việt cho rằng những phát ngôn tiêu cực, thiếu chuẩn mực của nghệ sĩ vô tình khiến một bộ phận giới trẻ hùa theo “thần tượng”, cổ súy cho thói quen dùng ngôn ngữ thô tục, đại ca giang hồ, coi thường đạo đức và xúc phạm nét đẹp của tiếng Việt, coi thường người nghe. Khi giới trẻ theo tâm lý đám đông, ban đầu "ủng hộ thần tượng", đến lúc bị cuốn vào cổ súy cho những hành vi điên rồ đó lúc nào không hay. Từ suy nghĩ dẫn đến hành động, hành động tạo ra thói quen, thói quen buông tuồng, tục tĩu sẽ tạo ra những công dân có nhân cách méo mó, què quặt, thiển cận, dễ sa đọa và thỏa hiệp với cái xấu. Hệ lụy sẽ rất khó lường.TS tâm lý Nguyễn Hoàng Oanh phân tích: “Những nghệ sĩ có lối sống, phát ngôn thiếu chuẩn mực sẽ tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là đến nhận thức và hành động của giới trẻ. Ngoài việc bản thân người vi phạm tự nhận thức, thì cơ quan quản lý, dư luận xã hội phải phân tích, giáo dục, định hướng để giúp họ thay đổi. Không nên trông cậy ở việc lên án suông, bởi không ít trường hợp cứ nhận sai, xin lỗi, nộp phạt, hứa khắc phục cho qua chuyện, rồi lại đâu vào đấy”.Theo các chuyên gia tâm lý, với sự góp ý của người hâm mộ, các nghệ sĩ nên hạn chế bày tỏ những nội dung thể hiện thái quá những cảm xúc cao độ, nhất là trạng thái khó chịu, ganh ghét, giận dữ dẫn đến phát ngôn thóa mạ, vu khống, chửi bới, hăm dọa, đòi thanh toán, hành xử giang hồ... Thay vào đó, nghệ sĩ nên có suy nghĩ tích cực, là tấm gương đẹp về cách sống, ứng xử có văn hóa, vì khán giả, vì cộng đồng hơn vì bản thân mình, xứng đáng là người của công chúng. Những nghệ sĩ có lối sống, phát ngôn, suy nghĩ lệch lạc, sẽ tác động rất tiêu cực đến đời sống xã hội, đặc biệt là đến nhận thức và hành động của giới trẻ. Ngoài việc bản thân người vi phạm tự nhận thức, cơ quan quản lý, dư luận xã hội và truyền thông phải phân tích, giáo dục, định hướng, uốn nắn, để giúp họ thay đổi. Không nên trông cậy ở việc lên án suông, bởi không ít trường hợp cứ nhận sai, xin lỗi, nộp phạt, hứa khắc phục cho qua chuyện, rồi lại “ngựa quen đường cũ”.Hệ lụy trong niềm tin quảng cáoTrên thực tế hiện nay, trang cá nhân đang là nguồn thu nhập lớn đối với nhiều diễn viên, ca sĩ Việt. “Dưỡng da thật đỉnh với...”, “Giảm cân nhanh chóng, đường cong hoàn mỹ với diễn viên...”, những “tút” này đã quá quen thuộc trên mạng xã hội. Nhiều người nổi tiếng đã tạo được một sự nghiệp kinh doanh vững chãi trên mạng xã hội, với lượng fan lớn đương nhiên trở thành khách hàng tiềm năng của những người nổi tiếng này.Theo chia sẻ của một người mẫu khá nổi ở Hà thành, mỗi lần livestream quảng cáo mỹ phẩm trên trang cá nhân, cô được nhận từ 30 - 50 triệu đồng. Cô cũng cho biết, thu nhập từ việc quảng cáo trên trang cá nhân của các sao thường được trả theo đầu việc (hình ảnh, video, livestream, tham gia sự kiện, quyền sử dụng hình ảnh, độc quyền hình ảnh...). Nếu quảng cáo bằng hình ảnh thì nhận từ 10 - 30 triệu đồng, còn livestream trực tiếp thù lao cao hơn. Với các sao có nhiều người hâm mộ và theo dõi trang cá nhân, có thể nhận 100 - 120 triệu đồng/lần livestream. Nếu quảng cáo bằng hình ảnh thì nhận từ 10 - 30 triệu đồng, còn livestream trực tiếp thì thù lao cao hơn. Với các sao có nhiều người hâm mộ và theo dõi trang cá nhân, có thể nhận 100 - 120 triệu đồng/lần livestream. Tuy nhiên, nhiều người lại dễ dãi quảng cáo cho các sản phẩm mà không chọn lọc, từ thuốc trị ung thư, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thẩm mỹ viện, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, điện tử?Chị Nhung (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết vào những giờ nghỉ trưa rảnh rỗi, chị và các đồng nghiệp thường lướt các trang fanpage bán hàng, chủ yếu là những trang cá nhân của các diễn viên, ca sĩ... đang nổi tiếng để xem thông tin, cập nhật các xu hướng thời trang, sản phẩm được những nghệ sĩ nổi tiếng này dùng và giới thiệu. Dù sản phẩm được giới thiệu có tên tuổi ”lạ hoắc”, nhưng thấy hoa hậu, người đẹp... quảng cáo xuất hiện bên cạnh sản phẩm nên cũng tin mua về dùng thử. “Gần đây tôi có mua kem dưỡng trắng trên một trang fanpage theo quảng cáo của một MC có tiếng, giờ cảm thấy lo lắng. Mới dùng vài lần, da mặt tôi trắng lên bất ngờ nhưng mỗi lần ra ngoài là cảm giác rát bỏng dù có đeo khẩu trang - chị Nhung kể. Theo chị Minh (Phú Nhuận, TP Hồ Chí minh), một đồng nghiệp của chị mua một loại thuốc giảm cân được quảng cáo trên mạng xã hội, dùng chưa được bao lâu, nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn, chóng mặt liên tục nên đã ngừng sử dụng do sợ tác dụng phụ. Khi trao đổi với nơi bán về các triệu chứng, khách hàng này chỉ được giải thích “người dùng không hợp cơ địa chứ hàng uy tín, nghệ sĩ A, nghệ sĩ B xài có gì đâu”.Nghệ sĩ là đối tượng có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng. Cũng vì thế, khi họ tham gia quảng cáo sẽ có tác động rất lớn đến quyết định mua sản phẩm. Đã có không ít nghệ sĩ đã trở thành gương mặt thương hiệu quảng cáo quần áo này, mỹ phẩm kia cho nhiều nhãn hàng mà nói không đúng về chất lượng, nguồn gốc… từ giai đoạn này đến giai đoạn khác. Và khi họ lên tiếng xin lỗi thì công chúng cũng “ngã ngửa” vì lượng tiêu thụ sản phẩm kia ở con số nào. Sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng vì tin theo lời nghệ sĩ quảng cáo, hậu quả để lại không chỉ là mất tiền, sản phẩm không hiệu quả mà còn gây hệ lụy sức khỏe cho chính người dân tin dùng. Như chúng ta đều biết, đối với người nghệ sĩ chân chính, qua quá trình cống hiến và lao động nghệ thuật, bằng tài năng họ đã làm lên tên tuổi của mình, được công chúng mến mộ, họ nên hiểu rằng chỉ có tài năng, phẩm giá mới làm nên tên tuổi của họ, làm cho họ trở thành “người của công chúng” và được công chúng yêu mến. Đó chính là thứ tài sản vô giá, quý báu nhất trong cả cuộc đời hoạt động nghệ thuật của họ. Do đó nếu tham gia quảng cáo các sản phẩm kém chất lượng, không đúng thực tế, người nghệ sĩ đã tự đánh mất mình, bán rẻ danh tiếng, mất chỗ đứng trong đời sống nghệ thuật và trong lòng người hâm mộ, những người đã góp phần tạo dựng tên tuổi, hình ảnh họ trong đời sống xã hội.Nghệ sĩ được ông trời ban cho tình yêu của đông đảo người hâm mộ. Chính vì vậy, họ cũng cần phải có nghĩa vụ giữ gìn tình yêu ấy để thực hiện những hành động đẹp, lan tỏa ứng xử tốt cho cộng đồng. Một bộ phận nghệ sĩ đã làm vẩn đục môi trường thì cần phải lên án và bài trừ. (Còn nữa)
"Cách ứng xử của nghệ sĩ Việt trên truyền thông, cụ thể là trên mạng xã hội trong thời gian qua đang có vấn đề. Đó là sự lệch chuẩn. Nghệ sĩ là một nghề cao thượng, nghề dẫn dắt vẻ đẹp của văn hóa nghệ thuật với công chúng. Nhưng, cách ứng xử trước truyền thông của nhiều nghệ sĩ gần đây thiếu đi sự tích cực, nếu không muốn nói là tiêu cực. Như trường hợp của nghệ sĩ Đức Hải, không ai chấp nhận việc một người làm văn hóa lại có hành động cắt một chiếc quần bò, đắp lên miệng rồi đăng lên mạng xã hội, hay chia sẻ những lời lẽ tục tĩu, thiếu văn hóa.Nghệ sĩ cũng không thể “vin” vào cái tình để lên tiếng đổ lỗi, quanh co cho những sai lầm của mình. Đã làm việc gì phải tự chịu trách nhiệm, luật pháp không chấp nhận những biện minh thiếu cơ sở, thiếu ý thức trách nhiệm cá nhân. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nghệ sĩ không nên chạy theo hư danh ảo, thích tô vẽ, đánh bóng để khi mặt trái của mình lộ ra thì việc trở tay không kịp là điều khó tránh khỏi." - PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái - chuyên ngành Nghệ thuật học "Mạng xã hội ảo nhưng hệ quả là thật. Nếu chúng ta không kiên quyết, những ồn ào về thái độ ứng xử xấu xí như vậy sẽ chẳng bao giờ giảm đi hay chấm dứt. Nhưng, điều tôi sợ hãi hơn cả là có không ít những người trẻ không có khát vọng làm người. Họ ném cuộc đời họ vào vô định. Lỗi đó thuộc về những người lớn. Nếu chúng ta không có một xã hội ngập tràn nhân văn, chúng ta sẽ có những con người vô cảm, độc ác. Và, những kẻ mang danh nghệ sĩ như vậy cứ tiếp tục sinh ra." - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều (Lan Ngọc ghi) |