Lầu Năm Góc hồi đầu tuần tuyên bố Mỹ đã tiến hành thử nghiệm một loại tên lửa bị cấm trong hơn 30 năm qua. Bước đi mà giới phân tích cho rằng thu hút sự chú ý của Trung Quốc, Nga và thậm chí cả Triều Tiên.
Cuộc thử nghiệm đặc biệt
Được tiến hành vào hôm 18/8, cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình mặt đất tầm trung diễn ra chỉ vài tuần sau khi Mỹ và Nga chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký kết từ năm 1987.
Diễn biến này dấy lên nghi ngại về khả năng của một cuộc chạy đua vũ trang mới, đặc biệt là sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong chuyến công du hồi đầu tháng 8 khẳng định Washington hy vọng sẽ triển khai vũ khí tầm trung đến châu Á.
Cuộc thử nghiệm diễn ra hôm 18/8 sử dụng bệ phóng là một phần của hệ thống Aegis, hiện đang được dùng trong cấu hình phòng thủ trên các tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ hàng hải, cũng như đối tác trên đất liền.
Đầu tuần nay, Mỹ lần đầu tuyên bố thử tên lửa từng bị cấm theo quy định của Hiệp ước INF đổ vỡ. |
Cuộc thử nghiệm chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh và Bình Nhưỡng “không vui”, do cả hai bên đều không kỳ vọng viễn cảnh các tên lửa mặt đất của Mỹ được triển khai tới châu Á. Theo chuyên gia Matt Korda từ Liên đoàn các nhà khóa học Mỹ, kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á rõ ràng là động lực chính để Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.
Thời điểm đáng chú ý
Thời điểm của cuộc thử nghiệm cũng rất đáng chú ý khi diễn ra chỉ 16 ngày sau khi hiệp ước INF đổ vỡ, cho thấy chính quyền Tổng thống Trump muốn gửi thông điệp tới các đối thủ hoặc khởi động một Chương trình các tên lửa từng bị cấm theo INF, Korda nói thêm.
Trong tuyên bố đưa ra, Lầu Năm Góc khẳng định dữ liệu và kinh nghiệm thu thập từ cuộc thị nghiệm sẽ giúp Bộ Quốc phòng phát triển các khả năng tầm trung trong tương lai.
Động thái thử tên lửa lần này – dù không mang đầu đạn hạt nhân của Washington vẫn được nhìn nhận là nhằm tăng cường khả năng chiến đấu hạt nhân sau khi INF đổ vỡ.
Ngoài các biến thể trên mặt đất của tên lửa Tomahawk, Lầu Năm Góc còn hé lộ kế hoạch thử nghiệm cho tới cuối năm nay một tên lửa tầm trung (IRBM) trong tầm bắn 3.000-4.000km. Cả hai tên lửa đều không có đầu đạn hạt nhân.
Ông chủ Lầu Năm Góc Mark Esper trong tháng này khẳng định hy vọng có thể sớm phát triển và triển khai IRBM tới châu Á. Đồng thời tranh luận về khả năng động thai này châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang, khi khẳng định Trung Quốc không nên sốc trước các kế hoạch của Mỹ.
Trung Quốc đã đả kích đề xuất trên và cảnh báo sẽ có hành động và biện pháp đối phó nếu Mỹ triển khai IRBM ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Theo quân đội Mỹ, khoảng 95% tên lửa trong kho vũ khí của Lực lượng Tên lửa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc rơi trong phạm vi 500 đến 5.500 km, đồng nghĩa các cơ sở quan trọng của Mỹ trên khắp Nhật Bản có thể nằm trong phạm vi đánh đến.
Cuộc thử nghiệm tên lửa Tomahawk vào ngày 18/8 vừa qua cũng sử dụng bệ phóng thẳng đứng MK 41, một phần của Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis và Aegis Ashore mà Nhật Bản đang tính mua và triển khai ở quận Akita và Yamaguchi trong năm tài chính 2023, nhằm đề phòng đe dọa của tên lửa Triều Tiên.
Chuyên gia Korda cũng lưu ý rằng, bất chấp thực tế là Mỹ đã rút tên lửa Tomahawk có đầu đạn hạt nhân vào năm 2013, Triều Tiên vẫn coi vũ khí này có khả năng hạt nhân và hệ thống Aegis Ashore là mối đe dọa.