Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những thực phẩm bổ dưỡng hàng đầu trong mùa

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Mùa Đông lúc cơ thể bồi bổ, nạp năng lượng chuẩn bị cho mùa đông giá rét.

KTĐT - Mùa Đông lúc cơ thể bồi bổ, nạp năng lượng chuẩn bị cho mùa đông giá rét.

1. Củ sen - Rau trạng nguyên

 
Lý do: Trong dân gian từ lâu đã có câu nói: “ Hà Liên nhất thân bảo, thu ngẫu tối bổ nhân” (Cây sen toàn thân quý báu, củ sen bổ nhất vào mùa thu). Mùa thu là lúc củ sen “chín muồi”. Ăn củ sen lúc này sẽ có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, tịnh tâm ân thần.
 
Cách ăn tốt nhất: hàm lượng tinh bột trong củ sen có 7 lỗ là cao nhất, lượng nước ít, mềm dẻo mà không dòn, rất thích hợp để nấu canh. Hàm lượng nước của củ sen 9 lỗ là khá cao, dòn mềm, nhiều nước, trộn salat hoặc xào ăn là thích hợp nhất.
 
2. Lạc - Hạt trạng nguyên

Lý do: Lạc còn có tên là “ Quả trường thọ”. Đông Y cho rằng, lạc tính bằng, vị ngọt, nhập tì, qua phổi, có thể thức tỉnh tì và dạ dày, nhuận phổi hóa đờm, ích dưỡng điều khí, thanh phổi trị ho.
 
Cách ăn tốt nhất: Lạc tươi tốt nhất là để cả vỏ luộc lên ăn, lạc luộc không những dễ tiêu hóa hấp thụ, mà còn có thể lợi dụng được tác dụng y học bảo vệ sức khỏe của vỏ lạc và lớp vỏ lụa trong nhân lạc. Vỏ lụa của lạc có thể khống chế protit chất xơ hòa tan, thúc
đẩy sản sinh ra tiểu cầu máu, tăng cường chức năng thu co của mao mạch huyết quản,
có thể trị liệu các bệnh giảm tiểu cầu máu và phòng chữa các chứng xuất huyết.
 
3. Sơn dược - Chất bổ trạng nguyên
 
Lý do: Thực phẩm bồi bổ nhất trong mùa thu là sơn dược (củ mài). Đông Y cho rằng, mùa thu ăn Sơn dược có tác dụng khỏe tì, lợi thận ích tinh, ích phổi trị ho.
 
Cách ăn tốt nhất: hấp lên, nấu canh, xào lên ăn đều được. Hấp lên ăn, dinh dưỡng mất đi là ít nhất.

4. Rượu vàng - Đồ uống trạng nguyên
 
Lý do: Dân gian có câu: “Cúc hoa khai, ẩm hoàng tửu” (khi hoa cúc nở uống rượu vàng). Rượu vàng hàm chứa 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Đông Y cho rằng, rượu vàng tính nóng, vị ngọt đắng, chảy qua kinh mạch, thông hành huyết mạch, làm ấm tì vị, dạ dày, làm trơn bóng da, tản đi các triệu chứng nấm ở tay chân.

Cách uống tốt nhất: Rượu vàng uống nóng, có tác dụng làm ấm dạ dày, đuổi phong hàn.
 
Cách uống rượu vàng truyền thống là: đặt rượu vàng vào trong nước nóng hoặc cho vào nồi đun nóng, sau đó lấy ra uống, độ nóng khoảng từ 35-45oC là tốt nhất.
 
5. Mực - Thịt trạng nguyên
 
Lý do: Mùa thu ăn mực đặc biệt có ích cho nữ giới. Mực có công dụng ích máu bổ thận, khỏe dạ dày điều khí. Mùa thu ăn mực còn có thể dưỡng âm.

Cách ăn tốt nhất: kho, xào, nấu, trộn salat, nấu canh đều được nhưng để phòng chống mùa đông khô hanh, cá mực nấu canh là thích hợp nhất.
 
6. Lê - Hoa quả trạng nguyên
 
Lý do: Mùa thu tiết trời khô, lượng nước ít, nếu mỗi ngày kiên trì ăn lê, có thể làm giảm bớt đi khô hanh của mùa đông và nhuận phổi. Lê không cùng chủng loại thì mức độ hàn lạnh cũng không giống nhau. Ăn lê có thể giải trừ rõ rệt các triệu chứng thường xuất hiện đối với người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như: cổ họng khô, ngứa, đau rát, khản giọng không nói được và thậm chí là táo bón.
 
Cách ăn tốt nhất: Ăn tươi, luộc lên hoặc hấp lên ăn đều được. Ví dụ như lê hấp đường cát có tác dụng ích dương nhuận phổi, trị ho hóa đờm, có tác dụng phòng trừ các bệnh thông phong, phong thất và viêm khớp, đồng thời có hiệu quả trị liệu tốt hơn cho các triệu chứng như nhiệt phổi ho gà và đau cổ họng.
 
7. Cháo hoa bách hợp - Cháo trạng nguyên
 
Lý do: Hoa bách hợp có tác dụng nhuận phổi trị ho, tịnh tâm an thần, là thượng phẩm cho
thức ăn mùa thu. Bách hợp có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng trị liệu nhất định để khống chế tăng sinh tế bào ung thư.

Cách ăn tốt nhất: Nấu cháo. Bách hợp và gạo nếp chế biến thành cháo bách hợp, cho thêm một chút đường cát, không những mùi vị rất ngon mà còn có tác dụng an thần, trợ giúp cho giấc ngủ; còn có thể dùng bách hợp, hạt sen và táo đỏ cùng cho vào nấu thành súp cũng có tác dụng bổ ích an thần.