Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nói được nhờ cấy ghép hộp thoại ở cổ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trước khi cấy ghép, Jensen “nói chuyện” với mọi người thông qua sự trợ giúp của một thiết bị cầm tay phát giọng nói.

KTĐT - Trước khi cấy ghép, Jensen “nói chuyện” với mọi người thông qua sự trợ giúp của một thiết bị cầm tay phát giọng nói.

Một người phụ nữ tại Mỹ tưởng sẽ phải câm nín suốt đời do tổn thương dây thanh đã vô cùng sốc khi nói lại được sau khi được cấy ghép một hộp thoại ở cổ. Đây là một trong những lần phẫu thuật rất hy hữu tại Mỹ cũng như trên toàn thế giớii.

Brenda Charett Jensen, 52 tuổi, bị hỏng dây thanh quản từ hơn 10 năm trước sau khi tháo ống thở nội khí quản trong quá trình điều trị lâu dài tại bệnh viện. Do các tổn thương nặng nên không thể nói được.

 

Trước khi cấy ghép, Jensen “nói chuyện” với mọi người thông qua sự trợ giúp của một thiết bị cầm tay phát giọng nói.

 

Sau nhiều năm lệ thuộc, các bác sĩ của TT Y tế ĐH California-Davis và các chuyên gia từ Anh và Thụy Điển đã ghép khí quản, tuyến giáp của một người cho cùng với hộp thoại vào vùng cổ của Jensen.

 

TS Gregory, bác sĩ phẫu thuật chính cho biết vùng cổ có cấu trúc phức tạp đến mức khó tin với những dây thần kinh nhỏ mà phải khâu nối bằng những sợi chỉ nhỏ hơn sợi tóc nhiều lần. Bác sĩ Gregory đã phải dành 10 giờ dưới kính hiển vi cỡ lớn khi khâu các dây thần kinh với nhau.

 

Hai tuần sau khi cấy ghép, Jensen đã cất giọng nói đầu tiên bằng một giọng khàn khàn: “Chào buổi sáng”, tiếp theo là “Tôi muốn về nhà” và “Các bạn là tuyệt vời”.

 

Các bác sĩ cho biết đó là giọng của Jensen chứ không phải của người hiến tặng và bạn bè đều nhận ra giọng nói của cô bởi giọng nói quyết định bởi hình dạng của cổ họng, xoang, mũi và miệng.

 

Không phải tất cả bệnh nhân bị mất tiếng nói của họ có đủ điều kiện để ghép hộp thoại. Nó vẫn được coi là thử nghiệm, và người nhận phải liên tục uống thuốc chống thải ghép và điều này sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ.

 

Jensen là phù hợp vì cô đã uống thuốc chống thải ghép sau khi được ghép thận, tuyến tụy vào năm 2006, các bác sĩ nói.

 

Trước đó, năm 1998, các bác sĩ tại bệnh viện Cleveland (Mỹ) đã thực hiện thành công ca cấy ghép thanh quản, khôi phục lại tiếng nói của Timothy Heidler sau một tai nạn xe máy. Ông đã nói chuyện bình thường trong 8 năm đầu tiên sau khi cấy ghép, nhưng sau đó gặp dây thanh quả bị sưng, khiến cho giọng của ông ồm và hổn hển. Mặc dù vậy, chất lượng cuộc sống của ông vẫn được cải thiện rất rõ.

 

“Ông Timothy có thể sống bình thường. Ông có thể giao tiếp và điều đó mang lại cho ông sự tự tin”, TS Marshall Strome, người thực hiện ca cấy ghép thanh quản đầu tiên và hiện đang là giám đốc TT Ung thư đầu và cổ ở bệnh viện St Luke's Roosevelt (New York, Mỹ) chia sẻ.