Hôm 28/9, Israel chính thức mở lại các cửa khẩu với Gaza, cho phép hàng nghìn công nhân Palestine đến làm việc tại Israel và Bờ Tây, sau gần hai tuần do lo ngại an ninh từ các cuộc biểu tình dọc biên giới.
Hiện có khoảng 18.000 người Gaza được chính quyền Israel cho phép làm việc bên ngoài khu vực bị phong tỏa, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế khu vực vốn đang khó khăn do bất ổn chính trị và nhiều nguyên nhân khác.
Bên cạnh đó, Ai Cập và Liên Hợp Quốc đang tăng cường hỗ trợ quốc tế nhằm xoa dịu căng thẳng, đồng thời góp phần ngăn chặn một đợt xung đột vũ trang mới tại nơi xung đột khởi nguồn từ cuối thế kỷ 19.
Hai tuần qua, khu vực gần Bờ Tây tràn ngập trong bạo loạn và bất ổn khi những người biểu tình Palestine ném đá và thiết bị gây nổ trong các cuộc đối đầu với quân đội Israel. Đáp trả người biểu tình, quân đội Israel sẵn sàng xả sung khiến ít nhất một người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Mâu thuẫn dịu đi nhờ nỗ lực của các nhà hòa giải bởi việc Israel đóng cửa biên giới khiến nhiều công nhân Palestine tuyệt vọng vì mất việc, không thể trang trải cuộc sống.
Khaled Zurub, 57 tuổi, làm việc trong ngành xây dựng ở Israel, cho biết: “Chúng tôi muốn đi làm kiếm tiền nuôi sống gia đình. Hai tuần qua quả là vô cùng tồi tệ”.
Cogat, Cơ quan của Bộ Quốc phòng Israel phối hợp với người Palestine, cho biết việc mở cửa trở lại biên giới phụ thuộc vào việc đánh giá tình hình an ninh ở đó.
Hazem Qassem, phát ngôn viên của nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas tại Gaza, cho biết những động thái đóng cửa biên giới và phong tỏa liên tục dải Gaza của Israel đang vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của người dân Gaza.
Dưới sự hậu thuẫn của Ai Cập, Israel chặn nhiều hàng hóa vào Gaza với lý do đảm bảo an ninh, hay thường xuyên đưa ra các biện pháp hạn chế xuất khẩu.
Dựa trên số liệu của IMF, thu nhập bình quân đầu người Palestine ở Gaza chỉ bằng 1/4 thu nhập của người Palestine ở Bờ Tây, nơi Israel chiếm đóng. Ngân hàng Thế giới cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại dải Gaze lên đến 50%.