Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, đồng minh và đối thủ đều thất vọng

Lan Hương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quyết định này đảo ngược chính sách của Mỹ, khiến nỗ lực hòa bình Trung Đông gặp khó, làm thất vọng cả đồng minh lẫn đối thủ của Washington.

Ngày 6/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và sẽ chuyển Đại sứ quán Mỹ về thành phố này. Theo giới chức Nhà Trắng, quá trình chuẩn bị và chuyển Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem có thể sẽ được hoàn tất trong vòng 3 năm.

 Tổng thống Trump ký sắc lệnh sau khi tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô chính thức của Israel đã giúp Tổng thống Trump hiện thực hóa một trong những cam kết tranh cử quan trọng. Động thái này cũng nhận được sự ủng hộ khá rộng rãi của các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa.

Tuy nhiên, bước đi nói trên được xem là sự đảo ngược so với chính sách mà Washington thực thi nhiều thập kỷ qua đối với tiến trình hòa bình Trung Đông, đồng thời có nguy cơ gây bất ổn khu vực và cản trở giải pháp “hai nhà nước” giữa Israel và Palestine.

Kể từ khi Quốc hội Mỹ thông qua Luật Đại sứ quán Jerusalem vào năm 1995, yêu cầu các Tổng thống phải tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, tới nay, các chính quyền tiền nhiệm đã trì hoãn việc thực thi đạo luật này vì quan ngại làm ảnh hưởng cho nỗ lực đàm phán thỏa thuận hòa bình tại khu vực Trung Đông.

Cộng đồng quốc tế không công nhận chủ quyền của Israel đối với toàn bộ thành phố, cho rằng điều này cần được giải quyết thông qua đàm phán. Không quốc gia nào có Đại sứ quán ở Jerusalem.

Quyết định này của ông Trump có nguy cơ làm bùng phát thêm căng thẳng ở khu vực vốn đang có xung đột tại Syria, Iraq và Yemen.
Trung Quốc và Nga đều đã bày tỏ quan ngại rằng động thái này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ở Trung Đông. Ngay cả các đồng minh của Mỹ là Anh, Pháp cũng thận trọng về quyết định này. Thủ tướng Anh Theresa May gọi quyết định của Mỹ là không có lợi cho hòa bình khu vực.