Tăng sức răn đe với những vi phạm dữ liệu cá nhân
Đại diện Bộ Công an cho hay, đây là những nội dung lần đầu tiên được đề cập trong dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Dự thảo Nghị định dữ liệu cá nhân được chia làm hai loại. Trong đó, loại dữ liệu cơ bản gồm: họ và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nhóm máu; giới tính; số điện thoại; nơi sinh; nơi thường trú; số chứng minh Nhân dân, căn cước; tình trạng hôn nhân; số giấy phép lái xe; mã số thuế cá nhân... Loại dữ liệu cá nhân nhạy cảm gồm: Quan điểm chính trị, tôn giáo, tình trạng sức khỏe, dữ liệu về di truyền...Với mức phạt nêu trên được Bộ Công an đề xuất với các vi phạm về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em hay hủy, xóa dữ liệu cá nhân trái phép... Mức phạt từ 80 - 100 triệu đồng được đề xuất áp dụng với các hành vi chuyển dữ liệu cá nhân trái phép qua biên giới, vi phạm đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Theo dự thảo Nghị định, thẩm quyền xử phạt hành chính với các hành vi trên là Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).Dự thảo Nghị định được xây dựng từ yêu cầu của công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan. Ngoài ra, ngày càng nhiều chủ thể thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân cho mục đích khác nhau nhưng không thông báo cho khách hàng hoặc để xảy ra các vi phạm pháp luật... Cũng theo đại diện Bộ Công an, điều này đặt ra các vấn đề liên quan tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây nguy cơ mất an ninh mạng cần thiết phải có quy định để xử lý. Cần chi tiết, cụ thể hơnĐề cập tới vấn đề dữ liệu cá nhân trên không gian mạng, theo ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn công nghệ Bkav, ngoài việc cẩn trọng với thông tin lừa đảo, cảnh giác với tin giả, tin xuyên tạc, không tùy tiện tương tác trên mạng xã hội, không cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân lên Internet, tìm hiểu kỹ khi kết bạn, hẹn hò online... thì còn một số lưu ý quan trọng. Ông Ngô Tuấn Anh cho rằng, chiếc điện thoại thông minh đóng vai trò như một thiết bị lưu trữ dữ liệu cá nhân của người dùng bao gồm danh bạ, tin nhắn, email, thông tin đăng nhập tài khoản mạng xã hội, ngân hàng, ứng dụng... Hacker có thể tìm mọi cách để tiếp cận thiết bị của người dùng như mượn điện thoại gọi một cuộc gọi gấp, gửi một tin nhắn cho người thân... Nhưng thực tế, việc chúng làm có thể là cài cắm mã độc, truy cập ứng dụng đánh cắp thông tin tài khoản hay thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân.Theo Luật sư Bùi Quang Thu, đoàn Luật sư TP Hà Nội, vấn đề Bộ Công an đề xuất xử phạt hành chính 80 triệu đồng với hành vi tiết lộ về: tên, năm sinh, số điện thoại... người khác trái phép là cần thiết. Bởi lẽ, đó là những thông tin cá nhân thể hiện việc tôn trọng quyền về nhân thân của mỗi người.Tuy nhiên, việc các cá nhân bị tiết lộ thông tin về nhân thân và bí mật đời tư của mình, muốn điều tra cần phải phản ánh đến đơn vị nào, để tiến hành kiểm tra, xem xét nhân thân của mình bị tiết lộ cần được Bộ Công an quy định rõ. Đơn cử như: Người dân ở các huyện, TP khi thấy bị làm phiền, bị tiết lộ thì làm đơn, hay gọi điện tố cáo đến đơn bị nào ở địa phương để thụ lý giải quyết (theo dự thảo Nghị định, thẩm quyền xử phạt hành chính với các hành vi trên là Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an). Vì vậy, chúng ta nên quy định công an cấp tỉnh có thể ra quyết định xử phạt và có sự giám sát của Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp. Đơn vị thụ lý nhận tin báo về bí mật nhân thân của mình bị xâm phạm có thể là công an cấp thành phố, quận, huyện và người dân cần được biết số điện thoại của đơn vị nào về gọi điện phản ánh sự việc thông tin về nhân thân bị xâm phạm...
Theo số liệu của Bộ Công an, Việt Nam hiện có hơn 64 triệu người sử dụng internet, chiếm hơn 2/3 dân số, xếp thứ 13 trên thế giới về số người dùng, trong đó có 58 triệu tài khoản Facebook, 62 triệu tài khoản Google. |