Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Phát triển đô thị bền vững tại Malaysia

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trong bối cảnh đô thị hoá là một xu hướng tất yếu thì việc phát triển đô thị vền vững là bài toán nan giải đòi hỏi các quốc gia phải tập trung mọi nguồn lực để giải quyết.

KTĐT - Trong bối cảnh đô thị hoá là một xu hướng tất yếu thì việc phát triển đô thị vền vững là bài toán nan giải đòi hỏi các quốc gia phải tập trung mọi nguồn lực để giải quyết.

Trong năm 2010, Chính phủ Malaysia đã quyết định đầu tư 172 tỷ ringgit (55,59 tỷ đô la Mỹ) để xây dựng Kuala Lumpur thành 1 trong 20 thành phố đáng để ở nhất và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. Theo đó, kế hoạch Great Kuala Lumpur sẽ là một trong những dự án kinh tế trọng điểm của quốc gia này từ nay đến năm 2020, gồm 9 điểm để nâng cấp Kuala Lumpur thành đô thị quốc tế. Điều đặc biệt là khoảng 66% quỹ cho kế hoạch đến từ khu vực tư nhân.

Trong kế hoạch Great Kuala Lumpur, Malaysia đặc biệt quan tâm đến môi trường sống với mục tiêu thúc đẩy "phát triển xanh". Theo đó, khoảng 30% khu vực cụ thể sẽ được tái phát triển thành lá phổi xanh của thành phố, làm cho môi trường sống tại Kuala Lumpur thoải mái hơn. Malaysia cũng quyết tâm từ nay đến năm 2020, trồng thêm 100.000 cây xanh và xây 45 km đường đi bộ liên kết các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng với các danh lam thắng cảnh của thành phố. Đặc biệt là nâng cấp hệ thống giao thông công cộng với mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Kuala Lampur với Singapore. Chính phủ cũng chủ trương biến Kuala Lampur thành thiên đường mua sắm quốc tế lớn của thế giới với kế hoạch xây khu phố mua sắm dài 7 km tại trung tâm thành phố.

Chính phủ Malaysia cũng cho rằng sự phát triển bền vững của Kuala Lampur không thể tách rời sông Klang. Chính phủ Malaysia lên kế hoạch làm sạch ô nhiễm tại sông Klang nhằm khôi phục các khu thương mại và di tích ở lưu vực sông Klang, từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch... của khu vực này.

Bên cạnh việc quan tâm đến quy hoạch đô thị theo hướng bền vững, Malaysia còn cố gắng thực hiện mục tiêu cung cấp nhà ở cho mọi công dân từ nông thôn đến thành thị. Để từng bước hiện thực hoá mục tiêu trên, hôm 8/3, Malaysia đã khởi động đề án "Ngôi nhà đầu tiên" dành cho những người có thu nhập thấp. Theo đó, những người có thu nhập thấp hơn 3.000 ringgit/tháng (khoảng 990 USD/tháng) có thể có được tài trợ để mua ngôi nhà đầu tiên của họ với giá khoảng từ 100.000 -220.000 ringgit/căn. Khoản tiền mua ngôi nhà đầu tiên này sẽ được một trong 25 ngân hàng tham gia đề án cho vay và được trả dần trong vòng 30 năm với tổng tiền trả mỗi tháng không vượt quá 1/3 tổng thu nhập hàng tháng của người mua. Chính phủ Malaysia thông qua Công ty Cagamas - một công ty thế chấp quốc gia-sẽ chịu phí đặt cọc 10% ban đầu cho ngôi nhà với lãi suất thấp.