Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sáng 4/7, bão số 2 mạnh cấp 11 đổ bộ đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng

Lâm Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 3/7, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã có báo cáo nhanh thông tin về tình hình bão số 2 đang tiến nhanh vào đất liền Việt Nam.

Theo đó, tối ngày 2/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2 (tên quốc tế MUN).Hồi 4 giờ ngày 3/7, bão trên đảo Hải Nam, cách Quảng Ninh – Hải Phòng 410km về phía Nam Đông Nam. Gió mạnh cấp 8, giật cấp 11. Trong 24 giờ tới, bãotiếp tục di chuyển Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh thêm. Dự kiến sáng 4/7, bão đổ bộ vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 11. 
 Đường đi của bão số 2 sáng 3/7
Hiện, Bộ đội Biên phòng đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho: 56.557 tàu cá/ 229.311 người ; 484 tàu du lịch; 146 tàu vận tải/ 2.394 người; 5 tàu nước ngoài /82 người; 8.838 lồng bè, lều, chòi canh/ 10.750 người. Trong đó, hoạt động từ Quảng Ninh đến Quảng Trị: 4.186 tàu/14.908 người; Neo đậu tại bến 45.938 tàu/ 168.418 người; Hoạt động khu vực khác 6.433 tàu/ 45.985 người. Có 8.838 lồng bè, lều, chòi canh/ 10.750 người.
Theo đại diện Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT), trên các tuyến đê biển, đê cửa sông tồn tại 43 vị trí đê điều xung yếu, cần quan tâm, trong đó có 27 đoạn đê (dài 43,83km) và 16 cống dưới đê xung yếu. Đáng chú ý, các công trình đang thi công dở dang gồm:2 cống và 4 đoạn đê nâng cấp và cứng hóa mặt đê.
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Trần Quang Hoài cho biết, nhiệm vụ trọng tâm trong những giờ tới là tiếp tục hướng dẫn tàu thuyền di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm. Duy trì liên lạc sẵn sàng xử lý sự cố. Kiên quyết kêu gọi tàu ven bờ, tàu du lịch vào bờ. Kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến. Đồng thời, sơ tán người ở các lồng bè, chòi canh ven biển; nhất là khách du lịch.
Đối với khu vực đất liền, cần rà soát phương án theo phương châm 4 tại chỗ. Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, hạ du hồ chứa; đảm bảo an toàn công trình đang thi công. Rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Tổ chức tuần tra, canh gác tại các ngầm tràn, đường bị ngập. Đồng thời, sẵn sàng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.