Ngân hàng Sillicon Valley (SVB) đã tuyên bố phá sản vào sáng ngày 9/3 do khủng hoảng vốn, gây áp lực lên toàn bộ ngân hàng phố Wall.
Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất, sự sụp đổ của SVB có thể là chỉ dấu cho bất ổn nghiêm trọng sắp diễn ra như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 - 2008.
Cổ phiếu ngân hàng chao đảo
Thành lập năm 1983, SVB cung cấp dịch vụ tài chính cho gần một nửa công ty chăm sóc sức khoẻ và công nghệ của Mỹ. SVB đứng trong top 20 ngân hàng thương mại của Mỹ với tài sản lên đến 209 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Vào hôm thứ Năm, cổ phiếu của SVB đã giảm 60% sau kế hoạch huy động 2 tỷ USD để lấp lỗ hổng từ việc đầu tư trái phiếu và đối mặt với việc rút tiền ồ ạt.
Ngân hàng này đang nắm giữ khoảng 90 tỷ USD trái phiếu đến ngày đáo hạn, họ phải bán đi khoản lỗ 2 tỷ USD để bù đắp cho số tiền bị rút ra. Fed tăng lãi suất cao cũng khiến trái phiếu sụt giảm nghiêm trọng.
Sự cố SVB đã lan đến những ngân hàng khác như JPMorgan Chase (JPM), Ngân hàng Mỹ (BAC), Wells Fargo (WFC) và Citigroup, phản ánh lên sự sụt giảm giá cổ phiếu từ 4-7% vào thứ Năm. Các ngân hàng ở châu Âu cũng bị ảnh hưởng.
Có đáng lo ngại?
Theo CNN, SVB phá sản không giống như bắt đầu khủng hoảng tài chính năm 2008. Lý do đưa ra là SVB chỉ cung cấp tài chính cho các ngành đặc trưng mà không đa dạng hoá sản phẩm cũng như khách hàng như các ngân hàng thương mại.
So với năm 2008, hiện nay các ngân hàng thương mại đều có sự chuẩn bị tốt và kiên cường hơn trong xử lý khủng hoảng. Tuy nhiên, vụ phá sản cảnh báo loạt ngân hàng trung ương và thương mại cần xử lý các khoản lỗ của mình sớm để không bị rơi vào tình cảnh của SVB.
Tài sản của SVB hiện tại đang được Tổ chức Bảo Hiểm tiền gửi liên bang Hoa Kỳ (FDIC) thanh lý để trả lại cho khách hàng và chủ nợ.
FDIC là một cơ quan độc lập của chính phủ bảo hiểm tiền gửi ngân hàng và giám sát các tổ chức tài chính.