Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Sinh viên quốc tế - "Gà đẻ trứng vàng'' tại Australia

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Doanh thu từ dịch vụ giáo dục đại học dành cho các sinh viên quốc tế tại Australia trong năm qua tăng 1,3 tỉ AUD, đạt 9,5 tỉ AUD.

KTĐT - Doanh thu từ dịch vụ giáo dục đại học dành cho các sinh viên quốc tế tại Australia trong năm qua tăng 1,3 tỉ AUD, đạt 9,5 tỉ AUD. Trong khi đó, dịch vụ đào tạo nghề nghiệp mang lại cho Australia 4,3 tỉ AUD trong năm tài chính 2008-09.

Số liệu của Cục Thống kê Australia vừa được công bố cho thấy ngành dịch vụ giáo dục quốc tế đã mang lại doanh số kỷ lục 16,6 tỉ AUD cho ''xứ sở chuột túi'' trong năm tài chính 2008-2009, tăng 26% so với năm trước.

Bất chấp những nghi ngại về các vụ tấn công nhằm vào sinh viên Ấn Độ và việc đồng AUD tăng giá, nhu cầu theo học tại các trường đại học, trường dạy nghề, trường phổ thông và các khóa tiếng Anh tại Australia vẫn tiếp tục tăng mạnh, khiến cho dịch vụ giáo dục quốc tế trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ tư của Australia sau than đá, quặng sắt và vàng.

Doanh thu từ dịch vụ giáo dục đại học dành cho các sinh viên quốc tế tại Australia trong năm qua tăng 1,3 tỉ AUD, đạt 9,5 tỉ AUD. Trong khi đó, dịch vụ đào tạo nghề nghiệp mang lại cho Australia 4,3 tỉ AUD trong năm tài chính 2008-09.

Số liệu của Cục Thống kê Australia cho thấy tiểu bang New South Wales (NSW) là nơi có doanh thu cao nhất từ dịch vụ giáo dục quốc tế trên cả nước, đạt khoảng 6,4 tỉ AUD cho năm tài chính 2008-2009.

Tại tiểu bang này, dịch vụ giáo dục quốc tế thậm chí còn là "mặt hàng xuất khẩu" lớn thứ hai, chỉ đứng sau có than đá.

Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Australia (IEAA) Stephen Connolly nói với giới truyền thông rằng sự tăng trưởng của ngành dịch vụ giáo dục quốc tế không phải là điều gây ngạc nhiên, nhưng nhu cầu du học Australia của sinh viên Ấn Độ có thể sẽ giảm sút vào năm tới.

Theo ông Stephen Connolly, việc Chính phủ liên bang Australia chấn chỉnh lại những cơ sở dạy nghề và thắt chặt các quy định về cấp thị thực (visa) sinh viên sẽ ảnh hưởng đến số lượng sinh viên Ấn Độ, nhưng nhu cầu từ các nước khác vẫn sẽ rất cao.

Ông Stephen Connolly nhận xét du học là một khoản đầu tư dài hạn đối với các gia đình ở rất nhiều quốc gia.

Đối với những gia đình này, việc chu cấp cho con cái đi du học không phải là khoản cắt giảm chi tiêu tùy tiện trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế./.