70 năm giải phóng Thủ đô

Tại sao Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi sự cố sập máy tính?

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các công ty, ngân hàng, sân bay tại nền kinh tế số hai thế giới vẫn hoạt động bình thường bất chấp sự cố gần đây trên toàn cầu.

Trong khi các doanh nghiệp, hãng hàng không, khách sạn tại Mỹ và Châu Âu đều bị ảnh hưởng bởi sự cố gián đoạn máy tính toàn cầu vào ngày 19/7, Trung Quốc lại gần như không chịu bất kỳ tác động nào.

Theo các chuyên gia, sự cố này xuất phát từ lỗi hệ thống của công ty mạng toàn cầu CrowdStrike có trụ sở tại Texas, Mỹ. Công nghệ của công ty được nhiều ngân hàng, công ty chăm sóc sức khỏe và năng lượng hàng đầu thế giới sử dụng.

Các công ty, ngân hàng, sân bay tại nền kinh tế số hai thế giới ít bị ảnh hưởng bởi sự cố công nghệ thông tin. Ảnh: CNBC
Các công ty, ngân hàng, sân bay tại nền kinh tế số hai thế giới ít bị ảnh hưởng bởi sự cố công nghệ thông tin. Ảnh: CNBC

“Tác động của sự cố CrowdStrike đối với Trung Quốc là rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Chỉ một số công ty nước ngoài tại quốc gia này bị ảnh hưởng” - Gao Feng, Giám đốc nghiên cứu cấp cao tại Gartner, cho biết.

Chuyên gia này nói thêm: “Lý do chính là các công ty nội địa Trung Quốc gần như không sử dụng phần mềm của CrowdStrike, vì vậy họ không bị ảnh hưởng. Khách hàng của CrowdStrike chủ yếu tập trung ở Châu Âu và Mỹ”.

Hôm thứ Sáu, toàn bộ hệ thống máy tính tại Trung Quốc đều vận hành bình thường, từ dịch vụ gọi xe, thương mại điện tử và các hệ thống kết nối internet khác.

Theo các phương tiện truyền thông, hai sân bay của Bắc Kinh vẫn triển khai các chuyến bay quốc tế bình thường. Ngoài ra, các hãng máy bay khác như: Air China, Hãng máy bay China Easternvà China Southern Airlineskhông bị ảnh hưởng bởi các lỗi hệ thống kỹ thuật.

Một trong những tác động đáng kể nhất của sự cố gián đoạn này đến nền kinh tế số hai thế giới là đối với các máy tính sử dụng hệ điều hành Microsoft. Việc cửa sổ Windows cố gắng cập nhật phần mềm Falcon của CrowdStrike, dẫn đến dẫn đễn lỗi màn hình xanh.

Các sản phẩm của Microsoft được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc với việc Windows chiếm khoảng 87% lượng máy tính cá nhân được bán ra tại quốc gia này vào năm ngoái, theo Canalys.

Tại sao các công ty Trung Quốc không sử dụng CrowdStrike?

Trong những năm gần đây, chính phủ Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy các công ty trong nước sử dụng công nghệ nội địa và lưu trữ dữ liệu cục bộ do lo ngại về an ninh quốc gia.

Canalys cho biết UOS hay Hệ điều hành Unity do Trung Quốc sản xuất đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp nhà nước và cơ quan chính phủ ưa chuộng, bất chấp việc Windows vẫn thống trị thị trường máy tính trong nước.

Rich Bishop, Tổng giám đốc điều hành của AppInChina, một công ty phát hành phần mềm quốc tế tại Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc chịu rất ít ảnh hưởng từ sự cố trên do CrowdStrike hầu như không được sử dụng ở nước này”.

“Điều này một phần là do những mối đe dọa an ninh đến từ CrowdStrike đối với các thiết bị máy tínhTrung Quốc” - ông cho biết, đồng thời nói thêm các công ty Trung Quốc thường sử dụng các sản phẩm từ Tencent, 360 hay các doanh nghiệp khác.