Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thất thu cả triệu USD vì thép nhập khẩu lách thuế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ trong 2 tháng 8 và 9/2015, lượng phôi thép nhập khẩu dưới dạng hợp kim đã khiến ngân sách thất thu gần 2 triệu USD.

Thông tin trên được đưa ra bởi Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) trong kiến nghị khẩn cấp gửi lên các Bộ Công thương, Tài Chính, KH&CN về tình trạng hàng trăm nghìn tấn phôi thép đang được nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng hợp kim nhằm hưởng mức thuế thuế 0%.

Theo VSA, phôi thép nhật khẩu vào Việt Nam hầu hết là với mục đích làm thép xây dựng và phải chịu 9% thuế nhập khẩu. Tuy nhiên các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc đã thêm vào một lượng crom rất nhỏ (chỉ khoảng 0,3%) để biến số phôi này thành phôi hợp kim, qua đó không phải chịu thuế nhập khẩu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Dẫn chứng số liệu từ Tổng cục Thống kê, VSA cho biết, tính đến 15/9, lượng phôi thép nhập khẩu về Việt Nam đã lên tới hơn 1,1 triệu tấn với giá trị hơn 420 triệu USD, tăng tới gần 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nguồn nhập khẩu lớn nhất đến từ Trung Quốc, chỉ trong tháng 9/2015, số lượng phôi thép đưa về Việt Nam lên tới hơn 62.000 tấn, tương đương với hơn 20 triệu USD, tăng tới 1 triệu USD so với tháng 8/2015.

Dựa trên những con số này, theo VSA, chỉ tính riêng số phôi thép "lách thuế" trong 2 tháng 8 - 9 /2015 vừa qua, ngân sách Nhà nước đã thất thu gần 2 triệu USD. Nhiều khả năng số thất thu trên cũng như lượng phôi thép nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm.

Không những thế, VSA khẳng định, việc phôi thép dạng này ồ ạt vào Việt Nam cũng ảnh hưởng lớn tới kinh doanh của doanh nghiệp trong nước. Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp mới sản xuất được khoảng 60% nhu cầu của thị trường nhưng đang có tình trạng cung vượt quá cầu. Điều này bắt nguồn từ việc phôi giá rẻ đang thoải mái tung hoành trên thị trường.

Từ tình trạng trên, VSA đề nghị các bộ, ngành có liên quan giám sát chặt chẽ các nguồn nhập khẩu phôi thép có chứa crom cũng như thực hiện các biện phạm như tự vệ thương mại hoặc kiện chống bán phá giá với mặc hàng này, đặc biệt là nguồn đến từ Trung Quốc.