Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tới dự và phát biểu chỉ đạo; Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng TĐKT T.Ư Đặng Thị Ngọc Thịnh cùng dự. Về phía TP Hà Nội có sự tham dự của Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch Hội đồng TĐKT TP Nguyễn Đức Chung.
Phong trào thi đua yêu nước ngày càng sâu rộngĐánh giá kết quả 13 năm thi hành Luật TĐKT, Thứ trưởng Bộ Nội vụ-Trưởng Ban TĐKT T.Ư Trần Thị Hà cho biết: Trên cơ sở của Luật, vai trò quản lý nhà nước về TĐKT thời gian qua đã được tăng cường, công tác TĐKT dần đi vào nền nếp, các phong trào thi đua thực sự góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và bộ, ngành, địa phương. Phong trào thi đua yêu nước ngày càng phát triển sâu, rộng trong cả nước, công tác khen thưởng kịp thời động viên, biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động, sản xuất, công tác.
Từ năm 2004 đến nay, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể các cấp, các ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, làm nòng cốt cho các phong trào thi đua, điển hình là: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “DN Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”… Các bộ, ngành, địa phương cũng tổ chức nhiều phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề một cách thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị; MTTQ và các đoàn thể Nhân dân chủ động phát động phong trào thi đua, các cuộc vận động và phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền tổ chức nhiều phong trào thi đua được đông đảo đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia hưởng ứng.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Hà, thực hiện Luật sau 13 năm đã bộc lộ những bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp thực tiễn, cụ thể như: Về thi đua còn có nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất; công tác tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều giữa các vùng, miền, các thành phần kinh tế; Luật xây dựng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng chưa phù hợp ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở…
Vì vậy, Bộ Nội vụ đề ra 5 nhóm giải pháp để khắc phục những hạn chế này thời gian tới, gồm: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đổi mới chính sách, pháp luật về TĐKT; đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; đổi mới công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đổi mới về bộ máy tổ chức và cán bộ. Bộ cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Luật, với quan điểm rõ ràng là cần điều chỉnh các quy định về hình thức khen thưởng theo hướng: Luật chỉ quy định đối tượng, tiêu chuẩn các khen thưởng cấp Nhà nước, mang ý nghĩa tôn vinh cấp quốc gia; còn lại nên thực hiện quan điểm phân cấp mạnh về thẩm quyền và các hình thức khen thưởng cho các bộ, ngành, địa phương, MTTQ, đoàn thể và cấp cơ sở để tạo động lực trực tiếp và sự sáng tạo trong sử dụng các hình thức khen thưởng, kịp thời động viên người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Công khai, minh bạch trong bình xét thi đuaPhát huy kết quả đạt được và khắc phục những tồn tại, trong năm 2018 sẽ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018) và là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, Ban TĐKT T.Ư kêu gọi toàn ngành tập trung thực hiện tốt 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm: Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc và các phong trào thi đua yêu nước thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2018; công tác tham mưu xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách về TĐKT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, nhân điển hình tiên tiến; nâng cao chất lượng công tác khen thưởng; tiếp tục nâng cao chất lượng của Hội đồng TĐKT các cấp và cụm, khối thi đua; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Ngành cũng đề ra 4 nhóm biện pháp trọng tâm để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ này.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu. |