Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thông qua danh mục 1413 công trình thu hồi đất năm 2018

Hà Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 5/12, với sự đồng thuận cao, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết Danh mục các dự án thu hồi đất; danh mục dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ trên địa bàn TP Hà Nội năm 2018.

Theo đó, Nghị quyết thông qua danh mục danh mục là 1413 công trình, dự án thu hồi đất năm 2018, với diện tích 4652,59ha (trong đó 1013 công trình, dự án đăng ký mới với diện tích hơn 3200ha).
 Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Trọng Đông trình bày tờ trình tại phiên họp
Danh mục 407công trình, dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2018, với diện tích diện tích hơn 644ha.

HĐND TP cũng giao UBND TP trong quá trình thực hiện tiếp tục rà soát, đánh giá tiến độ triển khai và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện theo tính cấp thiết của từng dự án. Trường hợp phát sinh yêu cầu sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án quan trọng, cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà chưa có trong danh mục được HĐND TP thông qua thì UBND TP tổng hợp, đề nghị Thường trực HĐND TP thống nhất trước khi quyết định thu hồi đất và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Trước đó, trong tờ trình về nội dung này, đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND TP, Giám đốc Sở TNMT Nguyễn Trọng Đông cho biết: Số dự án thu hồi đất năm 2017 ước đạt 67% kế hoạch, số dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng. hộ, rừng đặc dụng ước đạt 60% kế hoạch. Cụ thể, UBND TP đã giao đất hoặc Sở TN&MT đã cắm mốc giới GPMB 620 dự án, thu hồi đất khoảng 1752ha. Chuyển mục đích trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 258 dự án, diện tích 556ha.
 Đại biểu bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết
Để hoàn thành kế hoạch thu hồi đất, chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trong năm 2018 theo Nghị quyết HĐND thông qua, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP, cơ quan thẩm tra vấn đề này kiến nghị UBND TP tiếp tục cải cách hành chính và công tác tuyên truyền, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận trong người dân khi tổ chức thực hiện. Kịp thời đối thoại, giải quyết những vướng mắc ở cơ sở. Đối với những dự án sử dụng đất chậm triển khai do nguyên nhân chủ quan, phải xem xét xử lý thu hổi đúng quy định.