Theo các chuyên gia, đây là cách làm “giật gấu vá vai”, nhiều nguồn thu từ khối DN lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang bị bỏ ngỏ do những lỗ hổng quản lý.
Tăng thuế gián thu - tăng nhỏHiện nay, nhiều nguồn thu ngân sách đang giảm mạnh do thuế xuất nhập khẩu giảm theo các cam kết hội nhập, giá dầu thô đi xuống... Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Việt Nam phải tăng thu từ các nguồn thuế nội địa, thông qua cách tăng thuế gián thu, phí từ các nguồn sẵn có như thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, phí đường, thậm chí phạt hành chính cũng tăng...Nhiều doanh nghiệp lớn như Coca Cola liên tục báo lỗ khi kinh doanh tại Việt |
Theo bà Babeth Ngoc Han Lefur - Giám đốc Quốc gia Tổ chức Oxfam tại Việt Nam, các nước đang phát triển cần xây dựng hệ thống thuế để tăng nguồn thu và đảm bảo công bằng về thuế. “Cần tránh việc phụ thuộc vào các loại thuế gián thu như thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường… đang ảnh hưởng nặng nề đối với người nghèo và tăng gánh nặng lên người lao động. Đồng thời, các chính phủ cần phải chấm dứt việc tạo điều kiện để các cá nhân giàu có và các công ty lớn tránh thuế” - bà Ngoc Han nói.
Đồng tình với quan điểm này, TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, cách tăng các loại thuế gián thu như thuế môi trường với xăng dầu hay một số loại thuế, phí khác chỉ là những nguồn thu rất nhỏ, để tạm thời lấp chỗ trống, chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt mà bỏ đi những lỗ hổng từ những nguồn thu thuế lớn khác. Đó là nguồn thu từ những cá nhân giàu có và các công ty lớn tránh thuế.Bỏ lớn vì chuyển giá, né thuếThực tế, tại Việt Nam, thời gian qua, nhiều tập đoàn lớn báo lỗ liên tục, không nộp thuế nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh. Trong khi đó, những ưu đãi về thuế còn dàn trải, phức tạp, tạo nhiều lỗ hổng giúp các DN chuyển giá, trốn thuế.Theo công bố của tổ chức Oxfam, những tập đoàn đa quốc gia lớn trốn thuế khiến các nước phát triển, trong đó có Việt Nam, thất thu cả trăm tỷ USD/năm.Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đưa ra thông tin, với nhiều nước, tỷ trọng trực thu thuế ở khối FDI rất lớn, từ 70 - 80%. Nhưng ở Việt Nam, cơ cấu ngân sách khác, thuế trực thu trong tổng thu ngân sách khiêm tốn, chiếm 26%. Ngay cả DN tư nhân trong nước chỉ có 48% (tính đến 12/2015) có lãi để kê khai nộp thuế thu nhập DN. “Nhiều tập đoàn, công ty lớn báo lỗ liên tục, không nộp thuế nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh. Theo khảo sát của VCCI, có đến 60% DN chuyển giá có lợi nhuận rất cao, 44% DN lợi nhuận cao, 9% DN là báo cáo ít” - ông Tuấn đánh giá.Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển giá là do chính sách thuế không hợp lý và quản trị rủi ro cao. Đầu những năm 2000, Việt Nam có cuộc đua mạnh mẽ khi 36 tỉnh, thành có văn bản phá rào ưu đãi thuế, đất đai nhằm thu hút nhà đầu tư FDI. Đến nay, về mặt pháp lý, những văn bản đó không còn nữa nhưng vẫn duy trì những hình thức ưu đãi khác.Để hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế, Bộ Tài chính đã có quy định mới về quản lý thuế đã có hiệu lực, buộc các công ty đa quốc gia phải cung cấp 3 loại báo cáo: Báo cáo quốc gia, báo cáo tập đoàn và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia có hiệu lực từ đầu tháng 5/2017. Quy định này cho thấy nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc siết chặt ngăn ngừa chống chuyển giá. Bởi trên thực tế, theo các chuyên gia, từ năm 2010, Việt Nam đã có những quy định ngăn ngừa chống chuyển giá nhưng chưa thực sự phát huy tác dụng.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cần có sự chủ động, phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế để kiểm soát trốn thuế, tạo sự công bằng hơn giữa khu vực FDI và các khu vực kinh tế khác.Doanh thu tăng mạnh, Lotte vẫn liên tục báo lỗBắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007 và phát sinh doanh thu từ năm 2008, 4 năm gần đây, doanh thu của Lotte tăng trưởng 1.000 tỷ đồng/năm, năm 2016 vượt mức 5.100 tỷ đồng. Doanh thu tăng mạnh nhưng trong suốt 10 năm qua, Lotte liên tục báo lỗ. Cao điểm nhất là năm 2015 khi mức lỗ vượt 500 tỷ đồng. Sang năm 2016 vừa qua, Lotte lỗ tiếp khoảng 260 tỷ đồng. Sau 10 năm kinh doanh tại Việt Nam, số lỗ lũy kế của Lotte khoảng 2.000 tỷ đồng. Ông Francis Weygiz - Cố vấn cao cấp về thuế, Tổ chức Oxfam:Số tiền nộp thuế của các công ty lớn đang giảmMỗi năm, các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) bị thất thu cả trăm tỷ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Lẽ ra, các DN phải có trách nhiệm đóng đủ phần thuế của mình, tại những nơi mình có hoạt động kinh doanh, để hoàn trả lại những trách nhiệm về môi trường, đất đai, và nguồn lực công khác mà DN sử dụng của nước sở tại. Tuy nhiên, hệ thống thuế hiện tại lại đang cho phép các công ty tránh đóng hàng tỷ USD tiền thuế trong khuôn khổ pháp luật. Trong một vài thập kỷ vừa qua, số liệu cho thấy, số tiền nộp thuế của các công ty lớn đang giảm dần, do các quốc gia đang cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy về thuế thu nhập DN. Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI:Nhiều tỉnh có tâm lý “sùng bái” doanh nghiệp FDI“Giai đoạn đầu những năm 2000, Việt Nam cũng đã từng có “cuộc đua xuống đáy” rất mạnh mẽ khi hàng chục địa phương ban hành văn bản phá rào ưu đãi thuế, đất đai để thu hút vốn FDI. Thời gian qua, khối DN FDI có những đóng góp nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, tuy nhiên, tâm lý “sùng bái” các dự án FDI vẫn cần được cảnh báo. Nhiều tỉnh tổ chức riêng đoàn phản ứng nhanh cho dự án FDI. Việc này tốt nhưng các DN khác có được quyền như vậy không? Rất nhiều DN tư nhân trong nước đang chịu nhiều thua thiệt khi không được hỗ trợ như thế. Trong khi khối DN FDI, nhiều DN làm ăn lớn, doanh thu tăng nhưng liên tục báo lỗ, đóng góp rất ít cho ngân sách. |