Làng nghề doanh thu hàng chục tỷ đồng
Có lịch sử hàng trăm năm, làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ) đang ăn nên làm ra nhờ đa dạng sản phẩm xôi phục vụ thị hiếu người tiêu dùng. Hiện, thu nhập bình quân của lao động làng nghề này đạt hơn 18 triệu đồng/người/tháng. Đây là một trong những làng nghề duy trì được vị thế và mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân địa phương trong nhiều năm qua. Hiện trên địa bàn Hà Nội, nhiều làng nghề cũng đang mang lại thu nhập cao cho người lao động như: Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá, xã Kim Chung (huyện Hoài Đức) có thu nhập đạt 10,8 triệu đồng/người/tháng; làng nghề mây tre đan xã Bình Phú (huyện Thạch Thất) có thu nhập đạt 11,2 triệu đồng/người/tháng…
Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, toàn TP hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, 313 làng nghề đã được UBND TP công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã. Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề những năm qua được Hà Nội đặc biệt quan tâm.
Theo đó đến nay, Hà Nội đã hỗ trợ được 56 làng nghề xây dựng thương hiệu. Sản phẩm làng nghề ngày một đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Một số mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như may mặc, gốm sứ, dệt và thêu ren, đồ gỗ, chế biến nông sản thực phẩm (bánh kẹo, giò chả, chè…).Các làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất qua các năm. Thống kê cho thấy, toàn TP có hơn 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, có khoảng 20 làng nghề đạt doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách của các địa phương.Phát triển làng nghề gắn với du lịchDù đã có những bước phát triển tiến bộ, tuy nhiên theo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội, việc phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn TP hiện vẫn còn phân tán, thiếu tính bền vững. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến việc đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ vào gia tăng giá trị sản phẩm làng nghề còn nhiều khó khăn... Nhằm hiện thực hóa mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, UBND TP xác định phát triển ngành nghề nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Ở đó, gia tăng giá trị cho làng nghề truyền thống, làng có nghề được xem là khía cạnh hết sức quan trọng.
Mô hình phát triển cây lâm nghiệp tại huyện Sóc Sơn. |
Theo ông Mỹ, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu về nhân lực chất lượng cho các mục tiêu phát triển. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu và đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề.
Du khách tham quan mô hình du lịch sinh thái tại huyện Thường Tín. |