Theo Bộ LĐ-TB&XH, trách nhiệm xã hội của DN thể hiện ở việc ứng xử với người lao động: Thông qua việc quy định Tiêu chuẩn sử dụng LĐ, quyền lợi người LĐ, môi trường làm việc… phải là mối quan tâm hàng đầu của người điều hành DN, nhằm tăng năng suất lao động, tạo sự gắn kết của các thành viên trong công ty. Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội của DN đối với người tiêu dùng bao gồm các cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
Thời gian qua, Dự án “Tăng cường vai trò công đoàn trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam” đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Những kết quả đạt được góp phần vào thực hiện thành công nhiệm vụ của tổ chức công đoàn tại các địa phương tham gia Dự án và trở thành điển hình tốt của phong trào toàn quốc, làm lan tỏa mô hình công đoàn tham gia thúc đẩy trách nhiệm xã hội DN.
Thời gian qua, Dự án “Tăng cường vai trò công đoàn trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam” đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Những kết quả đạt được góp phần vào thực hiện thành công nhiệm vụ của tổ chức công đoàn tại các địa phương tham gia Dự án và trở thành điển hình tốt của phong trào toàn quốc, làm lan tỏa mô hình công đoàn tham gia thúc đẩy trách nhiệm xã hội DN.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
|
Tuy nhiên, ông Châu Nhật Bình - Phó Trưởng ban Đối ngoại, Giám đốc Dự án nhận xét: Qua thực tế triển khai cho thấy, trách nhiệm xã hội DN là một vấn đề còn mới mẻ ở Việt Nam nên nhận thức, sự quan tâm của các đối tác xã hội chưa thật đầy đủ, tương xứng. Mục tiêu công đoàn tham gia thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội DN chưa đáp ứng mong muốn.
Ông Bùi Ngọc Mạnh - Trưởng phòng Quan hệ lao động (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định: Hiện trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội lĩnh vực lao động của DN, tình trạng vi phạm pháp luật lao động còn phổ biến; thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn về sử dụng lao động, các chính sách đối với người lao động trong phạm vi DN; một số DN có ban hành nhưng thiếu minh bạch.
DN chưa thực sự quan tâm đến đối thoại, thương lượng với người lao động, đại diện tập thể người lao động và chưa xem đó là một công cụ để bảo đảm hài hòa lợi ích người lao động, của người sử dụng lao động và xây dựng lòng tin của nhau. Bên cạnh đó, các hoạt động phúc lợi xã hội, văn hóa tinh thần để quan tâm chăm lo cải thiện đời sống người lao động chưa được quan tâm đúng mức.
Đặc biệt, “tranh chấp lao động và đình công còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất ổn, thể hiện trách nhiệm xã hội của DN trong việc tuân thủ pháp luật, xây dựng cơ chế chính sách tiền lương trong DN… chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa DN và người lao động”, ông Mạnh nhấn mạnh.
Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, rất cần phát huy mạnh vai trò của cơ quan nhà nước. Đó là việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người sử dụng lao động nhằm nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Đồng thời, cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với DN.
Bên cạnh đó, ông Bùi Ngọc Mạnh đề xuất, các tổ chức công đoàn cũng cần phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thúc đẩy DN thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Việc phối hợp này trước hết thể hiện ở sự tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động, cũng như giám sát người sử dụng lao động về việc thực hiện pháp luật lao động.
Cùng với đó, công đoàn cần tham gia vào việc xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về sử dụng lao động, các chính sách đối với người lao động tại DN; chủ động đề xuất và tham gia vào các hoạt động đối thoại, thương lượng tại DN, đồng thời cùng cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết tranh chấp lao động và đình công…
Ông Bùi Ngọc Mạnh - Trưởng phòng Quan hệ lao động (Bộ LĐ-TB&XH) nhận định: Hiện trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội lĩnh vực lao động của DN, tình trạng vi phạm pháp luật lao động còn phổ biến; thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn về sử dụng lao động, các chính sách đối với người lao động trong phạm vi DN; một số DN có ban hành nhưng thiếu minh bạch.
DN chưa thực sự quan tâm đến đối thoại, thương lượng với người lao động, đại diện tập thể người lao động và chưa xem đó là một công cụ để bảo đảm hài hòa lợi ích người lao động, của người sử dụng lao động và xây dựng lòng tin của nhau. Bên cạnh đó, các hoạt động phúc lợi xã hội, văn hóa tinh thần để quan tâm chăm lo cải thiện đời sống người lao động chưa được quan tâm đúng mức.
Đặc biệt, “tranh chấp lao động và đình công còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất ổn, thể hiện trách nhiệm xã hội của DN trong việc tuân thủ pháp luật, xây dựng cơ chế chính sách tiền lương trong DN… chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa DN và người lao động”, ông Mạnh nhấn mạnh.
Đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, rất cần phát huy mạnh vai trò của cơ quan nhà nước. Đó là việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người sử dụng lao động nhằm nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Đồng thời, cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với DN.
Bên cạnh đó, ông Bùi Ngọc Mạnh đề xuất, các tổ chức công đoàn cũng cần phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thúc đẩy DN thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Việc phối hợp này trước hết thể hiện ở sự tham gia vào việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động, tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động, cũng như giám sát người sử dụng lao động về việc thực hiện pháp luật lao động.
Cùng với đó, công đoàn cần tham gia vào việc xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về sử dụng lao động, các chính sách đối với người lao động tại DN; chủ động đề xuất và tham gia vào các hoạt động đối thoại, thương lượng tại DN, đồng thời cùng cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết tranh chấp lao động và đình công…
Nhà nước cần có các chính sách cụ thể để khuyến khích DN thực hiện TNXH, coi đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, có biện pháp thực hiện hiệu quả chiến lược “Kinh tế xanh” và “Việc làm xanh”. Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn 2012, Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, TLĐLĐ Việt Nam cần có chương trình, kế hoạch để các cấp công đoàn tham gia thúc đẩy TNXH DN. Đây cũng là mục tiêu rất quan trọng nhằm chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước. (Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch CĐ Khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) |