Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TikTok lật bài ngửa trước lệnh cấm của Mỹ

Hoàng Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hoạt động kinh doanh của TikTok vẫn diễn ra tốt nếu không phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Đối đầu với những dự luật ngăn chặn mới, TikTok không đồng thuận và đang sử dụng tối đa quyền của doanh nghiệp.

TikTok bị nghi ngờ theo dõi người dùng tại Mỹ. Ảnh: Dado Ruvic
TikTok bị nghi ngờ theo dõi người dùng tại Mỹ. Ảnh: Dado Ruvic

Công ty mẹ của TikTok, ByteDance tuyên bố thà đóng cửa ứng dụng của còn hơn phải bán nền tảng này. Đây được cho là phương án cuối cùng trong trường hợp công ty Trung Quốc đã sử dụng hết các giải pháp pháp lý để chống lại đạo luật cấm nền tảng này khỏi các kho ứng dụng ở Mỹ.

Các thuật toán mà TikTok dựa vào để hoạt động được coi là cốt lõi cho hoạt động tổng thể của ByteDance, điều này sẽ khiến việc bán ứng dụng cùng với thuật toán trở nên khó có thể xảy ra, các nguồn tin thân cận với công ty mẹ cho biết.

TikTok chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu và người dùng hoạt động hàng ngày của ByteDance, vì vậy công ty mẹ cho biết phương án đóng cửa ứng dụng ở Mỹ trong trường hợp xấu nhất là khả thi hơn việc bán nó cho một doanh nghiệp Mỹ.

Tuy việc đóng cửa sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ByteDance nhưng công ty không phải nhượng lại thuật toán cốt lõi của mình, các nguồn tin cho biết. ByteDance đã từ chối đưa ra bình luận liên quan.

Trong một thông báo đăng trên nền tảng truyền thông Toutiao hôm thứ Năm, công ty này cho biết họ không có kế hoạch bán TikTok - tuyên bố trên nhằm đáp trả bài báo của The Information cho biết ByteDance đang cân nhắc các kịch bản bán mảng kinh doanh TikTok tại Mỹ mà không đi kèm thuật toán đề xuất video cho người dùng.

Giám đốc điều hành của TikTok, Chew Shou Zi, cho biết hôm thứ Tư rằng công ty truyền thông xã hội này dự kiến sẽ thắng kiện pháp lý nhằm ngăn chặn đạo luật do Tổng thống Joe Biden ký kết, điều mà ông cho là sẽ ngăn cản hơn 170 triệu người Mỹ tiếp cận và sử dụng ứng dụng video ngắn phổ biến.

Dự luật được Thượng viện Mỹ thông qua áp đảo vào thứ Ba, được thúc đẩy bởi lo ngại sâu rộng trong số các nhà lập pháp Mỹ rằng Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu của người Mỹ hoặc sử dụng ứng dụng để giám sát người dân.

Đạo luật mà ông Biden ký kết đặt ra hạn chót ByteDance phải bán TikTok vào ngày 19/1, một ngày trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

ByteDance không công khai tiết cơ cấu tài chính của mình hoặc chi tiết tài chính của bất kỳ đơn vị nào thuộc sở hữu. Công ty này vẫn kiếm được phần lớn tiền ở Trung Quốc, chủ yếu từ các ứng dụng khác của mình như Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, các nguồn riêng biệt cho biết.

Mỹ chiếm khoảng 25% tổng doanh thu của TikTok vào năm ngoái, một nguồn tin riêng biệt có tiếp cận dữ liệu cho biết.

Đã có những cuộc vấn với các chuyên gia đầu tư và thẩm định giá, họ cho biết rằng rất khó để định giá TikTok so với các đối thủ cạnh tranh tương tự như Facebook và Snapchat vì tình hình tài chính của TikTok không được tiết lộ công khai.

Doanh thu năm 2023 của ByteDance tăng lên gần 120 tỷ USD vào năm 2023 từ 80 tỷ USD vào năm 2022. Người dùng hoạt động hàng ngày của TikTok tại Mỹ cũng chỉ chiếm khoảng 5% tổng số người dùng thường nhật trên toàn thế giới của ByteDance, một trong những nguồn tin cho biết.