Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Toàn cảnh cuộc đua giữa kỳ quyết định "vận mệnh" Tổng thống Trump

Hương Thảo (Telegraph)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Dù cái tên "Donald Trump" không có trên lá phiếu nhưng kết quả của nó, theo nhiều cách, sẽ định hình vai trò của Tổng thống trong 2 năm tới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi diễn thuyết cuối cùng, kết thúc chiến dịch vận động bầu cử giữa nhiệm kỳ hôm 5/11. Ảnh: AP 
Chỉ còn ít giờ nữa là nước Mỹ sẽ bước vào các cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống, về các chức vụ chính trong cả Thượng và Hạ viện đang ở trong thế cân bằng.
Ông Trump, vị Tổng thống thứ 45 của Mỹ, đã sử dụng chiến dịch vận động toàn quốc của mình trước kỳ bầu cử này để đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về mối đe dọa từ vấn đề nhập cư bất hợp pháp và các khoản nợ tín dụng đối với nền kinh tế Mỹ tăng cao.
Đảng Dân chủ thì đã tập trung vào chính sách chăm sóc sức khỏe - một vấn đề được xếp hạng cao trong danh sách ưu tiên của cử tri và lại là một điểm yếu trong chính sách của Đảng Cộng hòa.
Về mặt lý thuyết, Đảng Dân chủ đang nắm nhiều phần thắng tại Hạ viện khi họ chỉ cần 23 ghế nữa để đảm bảo đa số. Tuy nhiên xét riêng tại Thượng viện thì một chiến thắng vẫn là khó khăn đáng kể với Đảng này, dù hiện tại Đảng Cộng hòa chỉ nắm giữ thế thượng phong với một tỷ lệ khá mong manh là 51/49.
Ba phần tư ứng viên tái đắc cử của Thượng viện năm nay đến từ Đảng Dân chủ, mà đa số là những người ở các bang mà ông Trump đã dành chiến thắng năm 2016. Điều đó có nghĩa là Đảng Dân chủ, bằng cách nào đó, phải nắm giữ hầu hết các ghế hiện tại của họ và đánh bại thêm một số người đương nhiệm từ Đảng Cộng hòa nếu muốn dành được một sự kiểm soát tương đối an toàn.
Tỷ lệ người dân đi bầu được cho sẽ là chìa khóa, bởi vậy cả 2 bên đều đã đẩy mạnh việc khuyến khích các cử tri đến với cuộc bầu cử. Đảng Dân chủ từng dẫn trước Đảng Cộng hòa với khoảng cách 2 chữ số trong các cuộc thăm dò đánh giá sự nhiệt tình của cử tri hồi đầu năm nay, tuy nhiên khoảng cách đó đã bị thu hẹp rõ rệt sau sự kiện ứng viên Đảng Cộng hòa Brett Kavanaugh được xác nhận làm Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ.
Các luận điểm trong cuộc bầu cử
Ông Trump dường như đã quyết định rằng nhập cư là vấn đề quan trọng nhất, khi chính nó là nguyên do mà các cử tri đã trao cho ông chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Tổng thống Mỹ đã định hình các đoàn người di cư từ Trung Mỹ như một cuộc khủng hoảng hiện tại của đất nước, gọi đó là một "cuộc xâm lược" và điều hơn 5.000 binh lính đến trấn giữ điểm nóng biên giới.
Tuy nhiên cách tiếp cận này đã đẩy đi một số người trong Đảng của ông, mà điển hình là Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Paul Ryan, khi ông này thúc giụcTổng thống nên tập trung hơn vào nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ, hiện đã vượt mức tăng trưởng 3%.
Ông Trump đồng thời cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng Đảng Dân chủ có thể chiếm đa số tại lưỡng viện hay đổ lỗi cho một số ứng cử viên về những diễn biến không đi theo hướng của ông.
Nếu Đảng Dân chủ nắm được ít nhất một trong 2 cơ quan tạo lập Quốc hội Mỹ, nó có thể tác động đáng kể tới vị trí Tổng thống của ông Trump trong 2 năm tới: Thứ nhất, điều đó có nghĩa là Đảng Dân chủ có thể chặn các điều luật do Tổng thống đề xuất khi đa số phiếu trong lưỡng viện là điều kiện bắt buộc để thông qua luật. Thứ hai, nó có thể dẫn đến một chuỗi các cuộc điều tra cấp Quốc hội, do các ủy ban Hạ viện mà Đảng Dân chủ kiểm soát, đối với mọi vấn đề, từ thuế của ông Trump cho đến lợi ích kinh doanh của gia đình Tổng thống.
Các cuộc thăm dò ý kiến hiện đang cho thấy nhiều khả năng Quốc hội Mỹ sẽ bị chia rẽ, khi Đảng Dân chủ sẽ nắm giữ Hạ viện còn Đảng Cộng hòa sẽ nắm giữ Thượng viện. Tuy nhiên các nhà dự báo cũng tỏ ra thận trọng khi nhấn mạnh bầu cử ở Mỹ luôn là chuỗi các cuộc đua chặt chẽ, khiến kết quả bỏ phiếu là điều gần như rất khó để ghi nhận và dự đoán chính xác, mà cuộc đua năm 2016 là một ví dụ.
Lịch sử khốc liệt của cuộc bầu cử giữa kỳ
Tại Mỹ, những cử tri bất mãn có xu hướng sử dụng các cuộc bầu cử giữa kỳ để trừng phạt Đảng cầm quyền. Trung bình, Đảng của Tổng thống đương nhiệm sẽ mất 32 ghế tại Hạ viện và 2 người trong Thượng viện sau mỗi cuộc bầu cử giữa kỳ kể từ cuộc Nội chiến Mỹ.
Cựu Tổng thống Bill Clinton đến từ Đảng Dân chủ đã từng phải đối mặt với một cuộc chiến 6 năm để các chính sách của mình được thông qua tại Quốc hội khi Đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện vào năm 1994.
Đảng Dân chủ sau đó đã chiếm lại cả 2 viện vào năm 2006, cho phép Tổng thống Barack Obama đẩy mạnh chương trình nghị sự của ông trong 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, trước khi bị cắt ngang bởi Đảng Cộng hòa khi họ dành lại được Hạ viện vào năm 2010. Năm 2014, Đảng Cộng hòa cũng giành lại quyền kiểm soát Thượng viện, đồng thời đẩy mạnh số ghế của mình tại Hạ viện lên mức kỷ lục kể từ năm 1929.
Đảng Dân chủ hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, với một số kỷ lục về số phụ nữ, cựu chiến binh và người dân tộc thiểu số tham gia tại các văn phòng, dự báo một bộ rất mới đối với Quốc hội Mỹ trong tháng Giêng tới.
Các vấn đề phát sinh từ cuộc đua giữa kỳ
Nền kinh tế, nhập cư và luận tội là những vấn đề nổi cộm nhất trên đường vận động tranh cử của 2 bên.
Nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng lương. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế của ông Trump cho các tập đoàn đã làm tăng thâm hụt của quốc gia lên 33% trong năm ngoái, lên đến 895 tỷ USD.
Nhập cư là một vấn đề đầy tính chia rẽ, khi Đảng Dân chủ muốn tập trung chỉ trích quyết định tách trẻ em nhập cư khỏi cha mẹ chúng, như là một phần của chính sách "không khoan nhượng" của chính quyền Trump. Họ hy vọng nó sẽ lôi kéo các cử tri trẻ tuổi và thiểu số bỏ phiếu chống lại Đảng của Tổng thống.
Cuối cùng, cuộc bầu cử này cũng sẽ được xem như là một bài "kiểm tra nhiệt độ" của ông Trump trước cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Điều này đã từng diễn ra trong kỳ bầu cử mùa hè vừa qua, khi các thành viên Đảng bình chọn ứng cử viên sáng giá của họ. Đáng nói là nhiều cử tri nổi tiếng với tư tưởng "chống Trump" trong dịp này thậm chí đã từng ký đơn đòi luận tội Tổng thống.