Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

TP Hồ Chí Minh: Phong trào thi đua yêu nước tạo động lực cho sự phát triển

Huy Chương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 26/6, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại hội thi đua yêu nước TP Hồ Chí Minh lần thứ VII (giai đoạn 2020 - 2025) với chủ đề “Năng động - Đổi mới - Sáng tạo”.

Toàn cảnh Đại hội thi đua yêu nước TP Hồ Chí Minh lần thứ VII (2020 - 2025). Ảnh: Yên Nội

Phong trào thi đua yêu nước tạo động lực cho sự phát triển

Phát biểu khai mạc Đại hội, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho rằng: TP Hồ Chí Minh là cái nôi, khởi nguồn của nhiều phong trào thi đua yêu nước. Thực tế đã chứng minh, phần lớn thành công của TP đều xuất phát từ phong trào thi đua. Chính phong trào thi đua đã tạo động lực cho sự phát triển, khích lệ tinh thần, đổi mới, sáng tạo của CNVCLĐ, người dân.

Nhiều phong trào thi đua đã được đã được Nhân dân thi đua sôi nổi, mang lại những thành tựu tích cực, góp phần tạo khí thế trong sản xuất, kinh doanh, làm cho kinh tế - xã hội TP Hồ Chí Minh phát triển tích cực ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.

TP Hồ Chí Minh cũng không ngừng đổi mới phong trào thi đua từ nội dung đến hình thức làm cho phong trào thi đua thực sự thấm sâu ở từng đơn vị, từng con người cụ thể để hoạt động thi đua không chỉ dừng lại ở việc phát động đơn thuần mà tạo ra sức sống, lan rộng trong các tầng lớp nhân dân, cơ quan, đoàn thể.

 Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh: Huy Chương
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đánh giá phong trào thi đua yêu nước của TP 5 năm qua đã phát triển mạnh mẽ và bước đầu đi vào chiều sâu, trở thành ngọn cờ hiệu triệu tất cả người dân tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển TP; nhiều phong trào thi đua được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, mang lại những kết quả tích cực, góp phần tạo khí thế trong sản xuất kinh doanh, lao động sáng tạo, làm cho kinh tế - xã hội TP phát triển ổn định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất.
Ông Nguyễn Thành Phong cho hay từ phong trào thi đua yêu nước đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, nhiều nhân tố mới, nhiều điển hình tập thể, cá nhân với hàng ngàn sáng kiến, giải pháp hữu ích trên hầu hết các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh.
Kinh tế tăng trưởng ổn định và phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Liêm cho biết, giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế TP Hồ Chí Minh tăng trưởng khá và ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân đạt 8,3%/năm. Tỷ trọng kinh tế TP trong kinh tế cả nước tiếp tục tăng, đến năm 2020 chiếm hơn 22% GDP cả nước, GRDP bình quân đầu người tiếp tục tăng liên tục qua các năm đạt gần 6.800 USD, gấp 1,3 lần năm 2015 (5.104 USD) và gấp 2,3 lần so với cả nước. Quy mô kinh tế được mở rộng, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh được cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng định hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ cao cấp, có giá trị gia tăng cao.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 7,86%/năm cao hơn cùng kỳ 6,92%/năm. Tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống tăng qua các năm năm đạt chỉ tiêu 66%, TP bước đầu đã hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu; ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, kéo theo năng suất lao động tăng bình quân 21%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 5,82%/năm.
 Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho bà Thân Thị Thư (bên trái) và bà Trương Thị Ánh.
TP Hồ Chí Minh cơ bản giải quyết tình trạng ngập do triều cường. Tình trạng ngập do mưa được cải thiện, số điểm ngập đã giảm cả 3 tiêu chí giảm số điểm nhập số lần nhập và thời gian nhập. Nước sạch cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân TP, hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ dân được cung cấp nước sạch.
Công tác tổ chức phân luồng giao thông được thực hiện quyền thường xuyên, liên tục; Công tác bảo trì và xử lý các bất cập về hạ tầng giao thông được thực hiện kịp thời; Vận tải hành khách công cộng nỗ lực cải thiện điều kiện cơ sở vật chất; Tai nạn giao thông được kéo giảm qua các năm về số vụ, số người chết số người biết bị thương; Tình trạng ùn tắc giao thông tiếp tục được cải thiện.
Trên lĩnh vực quản lý phát triển đô thị, công tác chỉnh trang và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, vừa giải quyết cải tạo chỉnh trang khu vực bên trong nội thành, vừa giải quyết về đầu tư nâng cao chất lượng theo hướng văn minh hiện đại, đã di dời và tổ chức lại cuộc sống cho người dân đang sống trên và ven kênh, rạch với 7.226 căn, đạt 36,33% kế hoạch. Công tác quy hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng quản lý và phát triển đô thị có tiến bộ, đạt kết quả quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh, hình thành đô thị văn minh, hiện đại.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại Đại hội.

Công tác thi đua phải thường xuyên, liên tục có kiểm tra, đôn đốc
Phát biểu chỉ đạo đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao những thành tựu mà phong trào thi đua yêu nước của TP Hồ Chí Minh đã đạt được trong những năm qua và đề nghị chính quyền TP tiếp tục phát động các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang gắn với các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của thành phố, của cơ quan đơn vị mình bằng công việc hàng ngày như Bác Hồ đã dạy vì công việc hàng ngày chính là nền tảng của thi đua.
Cùng với đó, đồng chí Trương Hòa Bình nhấn mạnh rằng: “Công tác thi đua phải thường xuyên, liên tục có kiểm tra, đôn đốc. Thi đua phải gắn với khen thưởng, khen thưởng phải trên cơ sở kết quả thi đua, khen thưởng phải kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng thành tích với những tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến. Công tác khen thưởng thi đua phải chú trọng đến người lao động, nhất là công nhân lao động trực tiếp, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộn chiến sĩ lực lượng vũ trang…
Cán bộ quản lý phải gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, nêu gương cho quần chúng noi theo. Cán bộ càng cao thì phải gương mẫu càng cao.