Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trung Quốc: Dân di cư 'lỉnh kỉnh' về quê ăn Tết

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Từ các thành phố phía đông và nam Trung Quốc, hàng triệu công nhân di cư đã gói ghém đồ đạc về nhà khi xuất khẩu giảm mạnh vào cuối 2008 đầu 2009, các nhà máy sản xuất hoặc phải đóng cửa, hoặc giảm công suất vì suy thoái toàn cầu.

KTĐT - Từ các thành phố phía đông và nam Trung Quốc, hàng triệu công nhân di cư đã gói ghém đồ đạc về nhà khi xuất khẩu giảm mạnh vào cuối 2008 đầu 2009, các nhà máy sản xuất hoặc phải đóng cửa, hoặc giảm công suất vì suy thoái toàn cầu.

Thôi Tống Minh, một nông dân di cư làm việc tại tỉnh Giang Tô, lỉnh kỉnh mang vác tới năm va li chật cứng quà cáp cho gia đình, bạn bè ở ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Giang Tây, đang chờ tàu cùng vợ và con gái.

Mặc dù chuyến đi 10 tiếng đồng hồ cùng với sự vất vả khi tìm được chỗ ngồi khiến họ không khỏi mệt mỏi, nhưng người nông dân vẫn hạnh phúc vì có thể trở về nhà khi Tết nguyên đán tới gần. Chín tháng qua, anh kiếm được 15.000 nhân dân tệ (2.197 USD).

Khoảng 152 triệu người di cư như Thôi sẽ về quê trong mùa vận chuyển cao điểm từ 30/1-10/3 khi tết nguyên đán tới gần - đây là dịp lễ đoàn tụ gia đình quan trọng nhất theo truyền thống của người Trung Quốc.

Theo Âu Minh Cương, giám đốc khoa quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh thì, số lượng người di cư ngày một tăng mỗi năm cho thấy, cơ hội làm việc và kiếm tiền tại các thành phố lớn của đại lục ngày một lớn, đồng thời cũng là bức tranh phản ánh sự phát triển chênh lệch giữa khu vực nông thôn và thành thị.

Thôi trở về ngôi làng miền núi sớm hơn năm trước, giống như những người cùng làng và hàng triệu người di cư ở khu vực duyên hải. Nhà máy giày nơi anh làm việc ở tỉnh Quảng Đông đã đóng cửa do lượng đơn hàng từ nước ngoài giảm mạnh.

"Chuyến về quê cũng giống như mọi năm, nhưng tôi mang nặng tâm trạng hơn. Tôi mất hy vọng có thể kiếm tiền, trong khi buộc phải giúp cha mẹ và nuôi nâng con cái", người công nhân xây dựng 41 tuổi cho biết.

Từ các thành phố phía đông và nam Trung Quốc, hàng triệu công nhân di cư đã gói ghém đồ đạc về nhà khi xuất khẩu giảm mạnh vào cuối 2008 đầu 2009, các nhà máy sản xuất hoặc phải đóng cửa, hoặc giảm công suất vì suy thoái toàn cầu.

Trung Quốc đã trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới thể hiện tốc độ phục hồi kinh tế hình chữ V nhờ gói kích cầu của chính phủ. Tổng sản phẩm quốc nội tăng ,7% trong năm 2009. Nhờ đó, Thôi kiếm được một công việc làm thợ nề ở Tô Châu - thành phố nổi tiếng với các ngành công nghiệp điện tử, dệt may và hóa chất, cách làng của anh 800km.

"Vợ tôi, Trương Mai Linh, làm việc ở thành phố này trong hai thập niên qua, cô ấy làm bảo vệ cho một trường tiểu học. Cô ấy nói rằng, tôi có thể tìm công việc mới vì thành phố này rất phát triển, tôi đã tới một công trình xây dựng hồi tháng 4. Lương lậu tốt hơn công việc tôi làm ở Quảng Đông một năm trước", Thôi nói.

"Khi tới Tô Châu làm ở một nhà máy dệt may cách đây 20 năm, lương tôi chỉ bằng nửa người dân địa phương. Giờ đây, tôi được trả công bằng hơn và được đóng bảo hiểm như mọi nhân viên trong trường", Trương cho biết.

Những gì thôi thúc mạnh mẽ đôi vợ chồng này làm việc là cô con gái 17 tuổi của họ có thể theo học một trường trung học địa phương, giống như các bạn cùng lớp sinh ra ở thành phố.

 

a
 

 

s
 

 

a
 

 

a
 

 

a
 

 

a
Viết lên cửa sổ dòng chữ ’"trở về"
  •