Mặc dù mâu thuẫn đã được giải quyết, tuy nhiên, việc tuyển dụng nhân viên tư vấn bảo hiểm thiếu đào tạo, giám sát kỹ càng đang đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển thị trường bảo hiểm hiện nay.
Công ty bảo hiểm đồng ý trả lại tiềnĐại diện gia đình chị Tạ Như Hoa cho biết: "Sau 2 tiếng làm việc, phía công ty bảo hiểm đã đồng ý trả lại toàn bộ số tiền gia đình đã tham gia bảo hiểm từ năm 2010 đến nay với tổng số tiền là 200 triệu đồng".Nguồn: Facebook Quỳnh Như. |
Trước đó, trên trang Facebook Quỳnh Như đăng nhiều đoạn clip cho biết thông tin một khách hàng của Prudential bị gây khó dễ trong quá trình ký lại hợp đồng với hãng bảo hiểm này. Cụ thể, khách hàng là chị Tạ Như Hoa (quận Đống Đa, Hà Nội) đã mua 4 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Prudential cho bản thân và 3 con từ năm 2010 và đóng phí bảo hiểm trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Sau đó, gia đình không thấy nhân viên bảo hiểm tới thu tiền hay liên lạc nên việc đóng phí bảo hiểm bị dừng lại đến năm 2015. Nguyên nhân do nhân viên đại lý bảo hiểm nghỉ trong khi Công ty ghi nhầm số điện thoại của khách hàng. Năm 2015, gia đình chị Hoa làm đơn gửi Prudential để tìm hiểu lý do và mong muốn được tiếp tục đóng bảo hiểm. Đến cuối năm 2016, sự việc của gia đình chị Tạ Như Hoa mới được Prudential thông báo khôi phục 3 hợp đồng sau và gia đình phải đóng phí bảo hiểm trong thời gian gián đoạn là 37 triệu đồng. Riêng hợp đồng thứ 4, Prudential không khôi phục mà yêu cầu con chị Hoa phải về Việt Nam khám sức khỏe. Với lý do con đang đi du học, chị Hoa đề nghị với Prudential có thể chờ đến tháng 11/2017 (khi con về nước) sẽ đến khám bệnh hoặc để cháu khám ở nước ngoài rồi gửi kết quả về nước. Tuy nhiên, phía Prudential không đồng ý và cho biết: "Nếu đến tháng 11/2017 mới hoàn thành khám sức khỏe, hợp đồng coi như hết hiệu lực và không được khôi phục".
Tuyển dụng nhân viên môi giới thiếu đào tạo, giám sátTheo giới luật sư, về khía cạnh pháp lý, nhân viên hay đại lý bảo hiểm là nhân sự của công ty bảo hiểm. Mọi quyền lợi, nghĩa vụ xác lập giữa đại lý, nhân viên môi giới với khách hàng sẽ vẫn được coi là quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Vì thế, trong trường hợp nhân viên có các hành vi phi pháp hoặc thiếu chuyên nghiệp thì công ty bảo hiểm cần có trách nhiệm với khách hàng trước. Sau đó, DN mới xử lý nhân viên của mình theo đúng quy định của pháp luật. Công ty bảo hiểm không được đổ lỗi cho nhân viên hoặc đại lý để từ chối trách nhiệm với khách hàng.Prudental không phải là DN bảo hiểm đầu tiên có những tranh chấp hợp đồng do sai sót liên quan đến nhân sự bán bảo hiểm. Thực tế, đã có nhiều vụ việc trục lợi bảo hiểm có sự cấu kết của môi giới bảo hiểm và khách hàng. Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Luật sư Hà Huy Phong - Công ty Luật Inteco cho biết, tham vọng phát triển nóng của thị trường bảo hiểm, sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm với nhau đã dẫn đến tình trạng các công ty bảo hiểm tuyển dụng và chiêu mộ người nhưng thiếu đào tạo, giám sát kỹ càng. Các công ty bảo hiểm chủ yếu tập trung vào đào tạo nghiệp vụ chốt sale, bán hàng nhiều hơn là đào tạo ý thức và đạo đức nghề nghiệp. Hệ thống phân phối bảo hiểm, đại lý thực tế chỉ là đơn vị trung gian chào bán, thu xếp ký hợp đồng. Việc ký hợp đồng với khách hàng và xử lý các vấn đề sau ký hợp đồng vẫn thuộc về công ty bảo hiểm.Đây cũng là bài học trong việc tuyển dụng, giám sát nhân viên môi giới. Bên cạnh đó, việc kiên quyết xử lý triệt để các hành vi vi phạm cũng rất cần thiết.Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, đại diện Prudential cho biết, khi nhận được phản hồi của khách hàng, công ty này đã nhanh chóng liên hệ và ngày 5/6 đã có cuộc làm việc chính thức với khách hàng. “Quan điểm của Prudential là đảm bảo mọi quyền lợi chính đáng của khách hàng trên cơ sở các quy định của pháp luật” - đại diện nói và cho biết, trong ngày 5/6, phía công ty sẽ có phản hồi chính thức. Tuy nhiên, đến chiều ngày 6/6, phóng viên vẫn chưa nhận được thông cáo từ Prudental. |