Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam có thể tự hào về những thành quả đạt được

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Trước hết, Việt Nam đã khá thành công trong việc quảng bá hình ảnh một quốc gia phát triển năng động trong ASEAN.

KTĐT - Trước hết, Việt Nam đã khá thành công trong việc quảng bá hình ảnh một quốc gia phát triển năng động trong ASEAN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam đã góp phần nâng mức tăng trưởng kinh tế chung của ASEAN trong giai đoạn phục hồi kinh tế, mà ở đó Đông Á đang có vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới.

Báo Bưu điện Trung Quốc (China Post) ngày 2/11 đăng bài viết đánh giá thành công của Việt Nam trong năm giữ cương vị Chủ tịch ASEAN cũng như việc tổ chức các hội nghị quan trọng cuối tháng 10 vừa qua. 
 
Tác giả bài báo viết, đất nước Việt Nam có thể tự hào về những thành quả đạt được trong vai trò Chủ tịch ASEAN của mình.

Trước hết, Việt Nam đã khá thành công trong việc quảng bá hình ảnh một quốc gia phát triển năng động trong ASEAN. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Việt Nam đã góp phần nâng mức tăng trưởng kinh tế chung của ASEAN trong giai đoạn phục hồi kinh tế, mà ở đó Đông Á đang có vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới.

Kết quả là, các hoạt động và chương trình nghị sự với các đối tác tăng lên bội phần trong khuôn khổ năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN và đặc biệt hơn là lại đúng dịp Việt Nam tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Thứ hai, theo tác giả bài viết này, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thành công với khả năng hoạt động đối ngoại, nhất là trong vấn đề Biển Đông. Sự công khai về vấn đề Biển Đông trong 3 tháng qua đã làm gia tăng vai trò quốc tế của ASEAN cũng như tạo ra một viễn cảnh chiến lược mới cho các đối tác tham gia về các vấn đề liên quan đến tự do và an toàn hàng hải.

Thứ ba, Việt Nam đã khéo léo tổ chức được Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Diễn đàn an ninh mới này đã bổ sung cho Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) trong việc giải quyết những thách thức về an ninh trong khu vực. ASEA bây giờ có vị thế lớn hơn trong cộng đồng quốc tế.

Các nhà lãnh đạo từ những cường quốc thế giới sẵn sàng đi hàng giờ đồng hồ để đến với ASEAN trong các hội nghị tổ chức tại Hà Nội.

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Kasit Piromya phát biểu trong Diễn đàn Á - Âu tại Brussels tháng trước rằng sự tự tin của ASEAN được củng cố hơn khi EU bày tỏ mong muốn gia nhập EAS. Những đối tác lớn, theo ý kiến của ông Kasit Piromya, sẽ sẵn sàng ủng hộ quan điểm của ASEAN.

Thứ tư, Việt Nam đã khéo léo làm chủ việc tổ chức 14 hội nghị cấp cao trong vòng 60 tiếng đồng hồ, một kỷ lục của ASEAN và đây cũng là một trong những thành công lớn của chức Chủ tịch trong việc tổ chức các Hội nghị cấp cao.

Bên cạnh các Hội nghị cấp cao với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ASEAN cũng đã tổ chức Hội nghị cấp cao lần lượt với Australia, New Zealand, Nga và Ấn Độ. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều quốc gia muốn tổ chức hội nghị cấp cao với ASEAN đến mức Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hoh Namhong đã thúc giục các nhà lãnh đạo ASEAN ưu tiên các hoạt động đối ngoại của khối.

Về hợp tác kinh tế tiểu vùng, cũng đã có 2 Hội nghị cấp cao về khu vực sông Mekong và Tam giác phát triển IMT-GT (gồm Indonesia-Malaysia-Thái Lan). Hội nghị Cấp cao ASEAN - LHQ lần thứ 3 cũng đã được tổ chức để cụ thể hóa phương cách mở rộng năng lực gìn giữ hòa bình và hỗ trợ nhân đạo cũng như ứng phó thiên tai của ASEAN.

Thứ năm, Việt Nam chủ trương cùng ASEAN kiên trì nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.

Điều có thể kể thêm là, việc thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN đã đánh dấu một bước tiến mới trong hợp tác khu vực do mức độ, quy mô và nguồn tài chính lớn mà kế hoạch đặt ra. ASEAN đã đề xuất các đối tác tham gia đầy đủ vào việc thực thi Kế hoạch tham vọng này.