Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Việt Nam đứng thứ tư về thiệt hại do thiên tai

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo báo cáo về Chỉ số Rủi ro Khí hậu toàn cầu 2010 do tổ chức Germanwatch công bố ngày 8/12, Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008.

KTĐT - Theo báo cáo về Chỉ số Rủi ro Khí hậu toàn cầu 2010 do tổ chức Germanwatch công bố ngày 8/12, Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008. 
 
Theo đó, 10 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất gồm Bangladesh, Myanmar, Honduras, Việt Nam, Nicaragoa, Haiiti, Ấn Độ, Cộng hòa Đominicana, Philíppines và Trung Quốc. Đây đều là những nước có mức thu nhập thấp. Trong giai đoạn từ 1990 – 2008, tại các nước này xảy ra 11.000 trận bão, lũ và hạn hán khiến gần 600.000 người thiệt mạng, gây thiệt hại 1.700 tỷ USD. Riêng ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD (tính theo đơn vị sức mua). 
 
Báo cáo trên được đưa ra tại một cuộc hội thảo bên lề của Hội nghị lần thứ 15 của Liên hợp quốc về biến đối khí hậu (COP 15) diễn ra tại thủ đô Copenhagen của Đan Mạch từ 7 – 18/12. Phát biểu tại buổi lễ, tác giả của báo cáo Sven Hameling cảnh báo: “Các hiện tượng khí hậu cực đoan đang trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với cuộc sống và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới với xu hướng sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu và những nước càng nghèo càng dễ bị tổn thương hơn trước những tác động này”.

Germanwatch là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển và khí hậu của Đức. Năm nào tổ chức này đưa ra báo cáo về Chỉ số Rủi ro khí hậu toàn cầu trên cơ sở tổng hợp và phân tích những số liệu thiệt hại do các hiện tượng khí hậu gây ra như số người thiệt mạng, tỷ lệ người thiệt mạng tính trên 100.000 dân, thiệt hại về thu nhập tính theo sức mua (PPP) và trên mỗi đơn vị GDP. Giám đốc phụ trách chính trị của Germanwatch, ông Christoph Bals cho rằng báo cáo là lời nhắc nhở đối với các nước phát triển trong việc tiên phong thực hiện nghĩa vụ trợ giúp những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan.