Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc đưa "phòng thí nghiệm trên biển" ra Hoàng Sa

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 7/7 vừa qua, SCMP đưa tin tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn sẽ được đưa tới Biển Đông, cụ thể là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trong tháng 10/2021 nhằm "thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên".

Tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn. Ảnh: Xinhua
Nêu quan điểm của Việt Nam về vấn đề trên trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 8/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp với vùng biển Việt Nam được xác định phù hợp với công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS). 
"Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, là bất hợp pháp và vô giá trị", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh. 
Theo trang Tin tức tàu thuyền Trung Quốc, tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn được coi là "phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển", với chiều dài 113m, rộng 19,4m và lượng giãn nước 6.880 tấn.
Những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với phần lớn Biển Đông đã vấp phải sự phản đối của các nước Đông Nam Á cũng như cộng đồng quốc tế. Mỹ công khai lên án những yêu sách này của Bắc Kinh là "phi pháp".

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần