Ngày 20/12, tại Hà Nội, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn xúc tiến kinh tế Việt Nam-Trung Quốc.
Phát biểu tại Diễn đàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nêu rõ, thực hiện các nội dung đã thống nhất giữa hai Đảng, hai Nhà nước và lãnh đạo cấp cao của hai nước trong quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hà Nội luôn coi trọng, quan tâm đến mọi hoạt động, chương trình hợp tác với các tỉnh, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp của Trung Quốc với tinh thần hợp tác toàn diện, lâu dài, hiệu quả, hai bên cùng có lợi.Tại Hà Nội hiện có 425 dự án FDI của các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động với tổng vốn đăng ký 517 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Hà Nội với Trung Quốc cả năm 2017 và 11 tháng đầu năm 2018 đạt 16,5 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang thị trường Trung Quốc đạt 3 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội từ Trung Quốc đạt 13,5 tỷ USD (chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội). Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đăng ký đặt 110 văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội. Các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế đã tích cực tham gia các sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại của thành phố Hà Nội năm 2016, 2017, 2018.Khách du lịch Trung Quốc là thị trường khách đứng vị trí thứ 1 trong số các thị trường khách trọng điểm đến Hà Nội và liên tục tăng trong các năm vừa qua. 11 tháng đầu năm 2018, khách du lịch Trung Quốc đến Hà Nội đạt 729.338 lượt (tăng 24% so với cùng kỳ), gấp 5,4 lần so với năm 2011 (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 18,8% trên tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và chiếm 16% trên tổng lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam). Theo Chủ tịch, nằm trong quy hoạch “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”, thành phố Hà Nội đã tích cực tham gia các Hội nghị hợp tác kinh tế được tổ chức tại các địa phương của hai nước và đã ký kết các biên bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của hai bên; kim ngạch xuất nhập khẩu còn chưa cân đối; tỷ trọng khách du lịch còn chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi về khoảng cách, giao thông và quan hệ hợp tác về du lịch hai nước. Trong thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ tập trung rà soát các mặt hàng, sản phẩm chủ lực đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng được yêu cầu của thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu lớn, đồng thời, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, phối hợp chặt chẽ với hải quan của Việt Nam - Trung Quốc để hỗ trợ tối đa thủ tục thông quan, giúp doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh giao thương hàng hóa. Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh, thành phố về thủ tục hành chính xuất nhập cảnh; đầu tư nâng cấp điểm đến, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá xúc tiến điểm đến tới khách du lịch thông qua việc mời các đoàn Famtrip, hội chợ du lịch.Chủ tịch bày tỏ: “Với phương châm “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, đồng hành cùng doanh nghiệp. Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp của Trung Quốc nghiên cứu đầu tư các lĩnh vực mà các bạn đang có thế mạnh như: cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, logistics, tài chính - ngân hàng, du lịch, khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước,… Chính quyền thành phố Hà Nội cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư, kinh doanh hiệu quả, lâu dài, ổn định, cùng có lợi”.
Các đại biểu dự Diễn đàn |