Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Xem nhật thực một phần vào dịp năm mới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Những người yêu thích thiên văn ở hầu hết châu Âu, bán đảo Ả-rập, Bắc Phi, Trung và Tây Á sẽ có dịp chiêm ngưỡng nhật thực một phần vào đầu năm tới.

KTĐT - Những người yêu thích thiên văn ở hầu hết châu Âu, bán đảo Ả-rập, Bắc Phi, Trung và Tây Á sẽ có dịp chiêm ngưỡng nhật thực một phần vào đầu năm tới.

Nhật thực xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào giữa mặt trời và trái đất, che khuất hoàn toàn hay một phần mặt trời khi quan sát từ trái đất. Tuy nhiên, vào ngày 4/1 tới, những người yêu thích thiên văn trên khắp thế giới chỉ được quan sát hiện tượng nhật thực một phần, khi đó mặt trăng sẽ che khuất một phần của mặt trời.

Nhật thực sẽ bắt đầu ở phía bắc Algeria tại châu Phi lúc 6h40 sáng ngày 4/1. Khi bóng của nhật thực di chuyển về phía đông, người dân ở phía đông châu Âu sẽ quan sát được nhật thực.

Tại Paris hoặc Berlin, nhật thực sẽ đạt cực đại vào khoảng 8h50 với độ che phủ khoảng 80%. Người đân ở phía bắc châu Phi, Trung Đông và Trung Á cũng nhìn thấy hiện tượng này.

Bóng đen che lấp lên mặt trời cũng có thể được nhìn thấy ở miền trung nước Nga, Kazakhstan, Mông Cổ, phía tây bắc Trung Quốc. Nhật thực một phần sẽ kết thúc lúc 11 giờ.
 
Xem nhật thực một phần vào dịp năm mới - Ảnh 1
Người xem phải có thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt khi quan sát nhật thực.

Khác với nguyệt thực, nhật thực tuyệt đối không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường, và càng không được quan sát qua ống nhòm hoặc kính thiên văn khi chưa lắp bộ kính lọc chuyên dụng. Các nhà khoa học khuyến cáo những người yêu thích thiên văn phải có thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt khi xem nhật thực, hoặc theo dõi gián tiếp.

Nhật thực một phần vào thứ 3 tuần tới sẽ là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đầu tiên - 4 nhật thực và 2 nguyệt thực - sẽ xảy ra trong năm 2011.

Đến năm 2012, nhật thực hình khuyên (mặt trăng lọt vào giữa mặt trời) sẽ kéo dài từ Nhật Bản qua Thái Bình Dương tới Mỹ vào ngày 20/5. Vào ngày 14/1/2012, nhật thực toàn phần sẽ bắt đầu ở đông bắc Australia và đi qua một vệt rộng ở Nam Thái Bình Dương.