Ngày 5/3, phiên tòa xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaviBank) bước sang ngày thứ 4 với phần xét hỏi.
Luật sư Nguyễn Duy Bình (bảo vệ bị cáo Huỳnh Vĩnh Phát, Nguyễn hồng Sơn) hỏi ông Nguyễn Tiến Hùng (đại diện theo ủy quyền của Vietinbank) về tính hợp pháp các hợp đồng tiền gửi của 4 nhân viên Navibank. Ông Hùng cho rằng các hợp đồng đó không hợp pháp vì 4 nhân viên này không trực tiếp đến Vietinbank gửi tiền, không có sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, luật sư Bình lập luận: “Khi dòng tiền Navibank gửi sẽ gửi qua cấp trung gian là Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Khi các nhân viên của Navibank ra lệnh chuyển thì tiền sẽ chuyển vào NHNN và sau đó sẽ trích sang tài khoản của Vietinbank. Khi tài khoản Vietinbank đã có tiền thì hợp đồng của 4 nhân viên Navibank có hiệu lực và hợp pháp. Phía Navibank cũng đã giải trình có chứng cứ chứng minh quá trình gửi tiền hoàn tất và hợp đồng có hiệu lực.Luật sư Bình cũng gọi 10 bị cáo để hỏi tại Cơ quan CSĐT có bị ép cung, mớm cung hay dụ cung? Cả 10 bị cáo khẳng định khi làm việc thì điều tra viên dọa nếu không nhận tội sẽ thay đổi biện pháp ngăn chặn (bắt tạm giam) nên họ nhận tội. Cũng theo lời khai của các bị cáo, thì điều tra viên đưa văn bản trước đó để hướng dẫn các bị can theo văn bản này. Điều tra viên còn đưa lời khai của các bị can, bị cáo trong vụ án trước để hướng 10 người khai theo để thống nhất. Trước lời khai trên, luật sư Bình cho rằng đã có dấu hiệu bức cung, mớm cung, dụ cung nên đề nghị HĐXX triệu tập điều tra viên ra tòa để đối chất, nhưng HĐXX yêu cầu luật sư Bình về chỗ.Còn bị cáo Lê Quang Trí (nguyên Tổng Giám đốc Navibank), khi được hỏi đã khẳng định đại diện Vietinbank cho rằng nói 4 nhân viên Navibank không trực tiếp đến Vietibank gửi tiền nên không nhận lại sổ tiết kiệm là sai, vì Vietinbank không phát hành sổ tiết kiệm, 4 nhân viên không có sổ để đem về.
Khiếu nại nhưng không được trả lờiLuật sư Trần Thị Ánh (bảo vệ bị cáo Phạm Thị Thu Hiền, nguyên Trưởng phòng Pháp chế Navibank) hỏi 10 bị cáo có nhận cáo trạng, có khiếu nại, nội dung khiếu nại là gì thì 8/10 bị cáo khẳng định đều gửi đơn khiếu nại với nội dung bị truy tố oan, nhưng đến nay không cơ quan nào trả lời. 2 bị cáo cho rằng ra tòa sẽ trả lời nên không khiếu nại. “Tôi nhận được 3 bản kết luận điều tra (KLĐT) và 2 cáo trạng. Tôi có làm đơn khiếu nại về các hành vi như không vi phạm thông tư 02/2011/TT-NHNN của NHNN. Tiền đã gửi vào Vietinbank an toàn, chúng tôi không gây thiệt hại cũng không gây hậu quả. Số 200 tỷ đồng không mất vì 4 nhân viên Navibank không ai rút tiền. Đến thời điểm này tôi vẫn không nhận được văn bản nàn trả lời khiều nại. Tại tòa tôi tái khẳng định chúng tôi oan. Đại diện Vietinbank trả lời 200 tỷ đồng buộc Huyền Như trả là không đúng vì bản án phúc thẩm mặc nhiên xem chúng tôi gây hậu quả, trong khi toà cho rằng án đã có hiệu lực và đây chính là sự bất công vô cùng, trong khi không cho chúng tôi bảo vệ quyền của mình”, bị cáo Trí nói.Còn bị cáo Hiền trả lời: “Bản KLĐT cho rằng tôi thừa nhận hành vi phạm tội là không chính xác vì tôi không cho vay. Tôi chỉ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý. Tôi có ký trong biên bản hội đồng tín dụng (HĐTD). Tôi khẳng định chưa bao giờ thừa nhận mình phạm tội. Trong phần ý kiến, tôi ghi rõ tôi bị oan. Khi khai tại cơ quan CSĐT do tôi hoảng loạn nên khai không chính xác”. Về phía đại diện Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCbank - tiền thân là Navibank), nói phía Vietinabank liên tục dựa vào bản án phúc thẩm giai đoạn 1 để cho rằng Huyền Như bồi thường 200 tỷ đồng. Chúng tôi không đồng tình bản án nên 3 năm qua chúng tôi không yêu cầu thi hành án. Việc chúng tôi đòi Vieinbank 200 tỷ là tất nhiên. Tại khoản 1 điều 9 của hợp đồng cho bà Lê Thị Thu Hương vay đã ghi rõ nên chúng tôi khẳng định việc đòi Vietinbank trả là có cơ sở và vẫn giữ quan điểm đòi. Còn đại diện Vietinbank nói sao la quyền họ”.
Văn bản không số, không chữ ký, không con dấu do Vietinbank gửi Cơ quan CSĐT và được sử dụng làm văn bản giải quyết án. |
Dùng văn bản không người ký để giải quyết án!Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng (bảo vệ cho bị cáo Cao Kim Sơn Cương, Trần Thanh Bình) hỏi đại diện theo ủy quyền của Vieinbank về tính pháp lý của công văn không số do Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh ký ngày 20/6/2012 gửi cơ quan CSĐT có giá trị pháp lý không? Giải thích thế nào về số tiền 15,4 tỷ đồng bị chênh trong số 200 tỷ đồng Navibank gửi vào Vietinbank? Ông Nguyễn Tiến Hùng (đại diện Vietinbank), khẳng định tài liệu do Vietinbank gửi sang cơ quan CSĐT là chính xác. Về 15,4 tỷ đồng bị “chênh”, phía Vietinbank đã gửi các câu trả lời cho cơ quan CSĐT. Về dòng tiền chứng minh thiệt hại 200 tỷ đồng, Vietinbank cũng đã chứng minh rất nhiều lần tại các phiên tòa trước. Trước câu trả lời này, luật sư Hùng cho rằng đại diện Vietinbank không có nghiệp vụ ngân hàng nên không thể trả lời. Vì vậy đề nghị HĐXX cần triệu tập người có thẩm quyền của Vietinbank.Cũng theo luật sư Hùng, văn bản nêu trên không những không có số, mà không có người ký, không đóng dấu và được đưa vào hồ sơ, được cơ quan CSĐT đóng dấu bút lục rồi sử dụng văn bản này để giải quyết vụ án. “Các nội dung, số liệu được chuyển hóa vào 2 bản án giai đoạn 1 nói rằng 4 nhân viên của Navibank đã chuyển tiền vô Vietinbank chi nhánh TP Hồ Chí Minh 200 tỷ, sau đó lần lượt chuyển ra rồi để mất tiền. Nhưng khi coi lại số liệu chuyển ra cho 5 người thì chỉ có 184,6 tỷ đồng, vậy số 15,4 tỷ đồng ở đâu? Ngay cả số liệu các luật sư tìm kiếm có thêm thông tin chuyển tiền thêm cho 2 người nữa (người 7 tỷ đồng và người 5,2 tỷ đồng) cộng lại l2 12,2 tỷ đồng. Vậy còn lại 3,2 tỷ đồng ở đâu? Tại sao có thể bỏ qua số tiền lớn như vậy? Như vậy trong thực tế Vietinbank vẫn còn giữ của Navibank 3,2 tỷ đồng, nhưng vẫn nói Huyền Như chiếm đoạt là không chấp nhận vì đây là vấn đề rất quan trọng cần phải làm rõ, trong khi đại diện Vietinbank khi trả lời luôn tránh né”, luật sư Hùng cho biết.
Cáo trạng “vẽ” ra việc họp của Navibank!Luật sư Thái Thị Diễm Trúc (bảo vệ bị cáo Phạm Thị Thu Hiền), gọi bị cáo Nguyễn Giang Nam (nguyên Phó Tổng Giám đốc Navibank) để hỏi về thời điểm lập Hội đồng Alco tại Navibank, mục đích của hội đồng này, thời gian họp của hội đồng ra sao? Bị cáo Nam, cho biết “Hội đồng Alco hành lập 2006, tùy thời điểm sẻ thay đổi thành viên. Mục đích của hội đồng là định hướng chiến lược cho vay, gửi ngân hàng nào an toàn. Hội đồng Alco không tham gia xem xét cụ thể hợp đồng. Cáo trạng cho rằng Hội đồng Alco hàng tuần đều họp giao ban là cáo trạng... tự vẽ ra! Bởi vì hội đồng này chỉ họp 1 lần/tháng, và chỉ họp khi bất thường. Trong 10 bị cáo, không ai đủ thẩm quyền triệu tập họp Hội đồng Alco. Người triệu tập là Chủ tịch HĐQT kiêm chủ tịch Hội đồng Alco. Cáo quy kết tôi vi phạm quyết định 34/2010/QĐ-TGĐ ngày 29/4/2010 của Navibank là sai vì tôi là thành viên của HĐTD tức là cấp trên của Tổng giám đốc nên tôi không vi phạm quyết định 34”.