Bên cạnh đó, các thông số về mức độ chuyển đổi ICT, áp dụng công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và số hóa nền kinh tế của Việt Nam đều thấp hơn dưới mức trung bình.Khởi đầuMức độ sẵn sàng của Việt Nam tham gia vào cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp còn ở mức thấp. Việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số sẽ tạo áp lực lên các DN và Chính phủ để điều chỉnh các mô hình kinh doanh và khung pháp lý. Những thách thức khác cần phải đối mặt bao gồm thiếu dữ liệu, kỹ năng kém, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và kỹ thuật số và kết nối hạn chế. Điều này đặc biệt đúng với những quốc gia đang phát triển và nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam.
Dây chuyền lắp ráp ô tô tại Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco), Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Ảnh Việt Linh |
Chính vì vậy mục tiêu quốc gia: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ được triển khai theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: Xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động” của Việt Nam đang gặp nhiều thách thức.Đối với nhiều DN Việt Nam, một số câu hỏi thường xuyên như: Chuyển đổi số là gì và làm thế nào để Chuyển đổi số có thể mang lại lợi ích cho DN? DN nên bắt đầu từ đâu? Khoảng trống của DN để tiếp cận chuyển đổi số là gì? Cơ hội của DN ở đâu?...Do đó, cần có chỉ số xác định mức độ sẵn sàng với sản xuất thông minh để giải quyết những thách thức này.Trên cơ sở đó, DN có thể xem xét toàn diện các yếu tố chính của cách mạng chuyển đổi số tác động đối với DN, bảo đảm sự cân bằng giữa mục tiêu và khả năng thực tế của DN.Chỉ số đánh giáHiện nay, trên thế giới, có khá nhiều các chỉ số đánh giá khả năng sẵn sàng cách mạng Công nghiệp 4.0 như: Chỉ số đánh giá năng suất iBench 4.0 của Đài Loan (Manufacturing industry Productivity Again, iBench 4.0), Chỉ số đổi mới kỹ thuật số của Đức (Digital Innovation Quotient, DIQ), Chỉ số về sản xuất thông minh của Hàn Quốc, Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh của Singapore (Smart Industry Readiness Index, SIRI)… Singapore là nước xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao đứng thứ tư thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Đức. Sản xuất công nghiệp đang là một động lực chính của nền kinh tế Singapore, chiếm 20 - 25% GDP. Để giúp các DN dễ dàng xác định các tiêu chuẩn liên quan có thể được sử dụng để nâng cấp năng lực trong Công nghiệp 4.0 của họ, Cơ quan Tiêu chuẩn hóa của Singapore (Enterprise Singapore) và Hội đồng Tiêu chuẩn Singapore đã phát triển Phác đồ tiêu chuẩn cho Chỉ số sẵn sàng cho ngành công nghiệp thông minh Singapore. Singapore quan điểm rằng, Chính phủ trong cuộc CMCN 4.0 phải là Chính phủ Thông minh (Smart Goverment). Smart còn được hiểu là mô hình viết tắt của chiến lược (strategy), giám sát (mornitoring), trách nhiệm giải trình (accountability), tư duy lại (rethinking) và niềm tin (trust). Trong đó quan trọng nhất là đề cao trách nhiệm giải trình và tư duy lại.Để thực hiện được điều này, Singapore áp dụng các chính sách hỗ trợ hoạt động thương mại, thuế cạnh tranh, một cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mạnh và lực lượng lao động chất lượng cao, có khả năng thích ứng tốt. Singapore luôn ở tư thế sẵn sàng đón đầu và tận dụng thành tựu của CMCN 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, điện toán đám mây, công nghệ phân tích tiên tiến (advanced analytics), công nghệ in 3D nhằm tăng cường tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp, củng cố vị thế là sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà sản xuất.Lựa chọn bộ chỉ số của Việt NamTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học & Công nghệ) cũng đang nghiên cứu bộ chỉ số của Việt Nam đánh giá về sản xuất thông minh dựa trên Bộ chỉ số SIRI của Singapore (SSIRI). Chỉ số SSIRI là công cụ giúp các công ty đánh giá tốt hơn thực trạng của mình, đồng thời gợi ý các bước tiếp theo cần phải tiến hành để công ty có sức cạnh tranh và lợi nhuận cao hơn. Chỉ số SSIRI bao gồm ba nội dung (đặt nền móng cho ba nội dung này là tám tiêu chí nhỏ hơn) bao gồm về tổ chức (trụ cột về sẵn sàng nhân lực, trụ cột về cấu trúc và quản lý), công nghệ (trụ cột về tự động hóa, trụ cột về kết nối, trụ cột về thông minh) và quy trình (trụ cột về điều hành, trụ cột về chuỗi cung ứng, trụ cột về vòng đời sản phẩm).Theo đó, 16 tham số đánh giá được xem xét chi tiết để xác định Chỉ số sẵn sàng tiếp cận cách mạng Công nghiệp 4.0 bao gồm: 1. Mức độ tích hợp về quy trình và hoạt động, 2. Mức độ tích hợp trong quy trình và chuỗi cung ứng, 3. Mức độ tích hợp về vòng đời sản phẩm, 4. Mức độ tự động hóa tại phân xưởng sản xuất, 5. Mức độ tự động hóa của toàn DN, 6. Mức độ tự động hóa nội bộ, 7. Tính kết nối trong phạm vi phân xưởng sản xuất, 8. Mức độ kết nối ở cấp DN, 9. Tính kết nối ở cấp cơ sở, 10. Mức độ thông minh ở cấp phân xưởng sản xuất, 11. Mức độ thông minh ở cấp DN, 12. Mức độ thông minh ở cấp cơ sở, 13. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, 14. Năng lực lãnh đạo, 15. Hợp tác trong và ngoài DN, 16. Chiến lược và quản trị.Để đánh giá, các DN sẽ lập biểu đánh giá và chấm điểm các tiêu chí. Đối với nội dung quy trình gồm các tiêu chí từ 1 đến 3, được chấm điểm từ 0 - 5, theo đó nếu mức chưa xác định (0 điểm), xác định (1 điểm), số hóa (2 điểm), kết nối (3 điểm), tự động hóa (4 điểm), thông minh (5 điểm). Nội dung công nghệ gồm các tiêu chí từ 4 đến 12, chấm điểm theo 5 mức: không có (0 điểm), cơ bản (1 điểm), tiên tiến (2 điểm), hoàn toàn (3 điểm), linh hoạt (4 điểm), hội tụ (5 điểm). Đối với nội dung tổ chức gồm các tiêu chí từ 13 đến 16 chấm điểm theo 5 mức: Không chính thức (0 điểm), có kế hoạch (1 điểm), liên tục (2 điểm), kết nối (3 điểm), đáp ứng theo thực tế (4 điểm), có tầm nhìn (5 điểm).Việc sử dụng bộ tiêu chí SSIRI sẽ giúp các DN Việt Nam hiểu biết rõ hơn về công nghiệp 4.0, sản xuất thông minh, đánh giá được thực trạng hiện tại của công ty trên con đường tiến đến sản xuất thông minh, quá trình chuyển đổi số; đồng thời nhận dạng được những yếu kém trong từng lĩnh vực cụ thể để có những chính sách và cải tiến phù hợp.Bên cạnh đó, bộ tiêu chí cũng có thể đóng vai trò như một hướng dẫn cho DN để rà soát các nội dung cần thiết khi tiến hành cải tổ và phát triển theo sản xuất thông minh nhằm có được sự phát triển bền vững và tận dụng được những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại.
Đến nay, đã có ít nhất trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành các văn bản có tính chiến lược và định hướng nhằm thích ứng với tiến độ phát triển của CMCN 4.0, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển hạ tầng số và cách thức chuyển đổi số. Đây là vấn đề rất lớn và khó, buộc các quốc gia phải tính toán yếu tố nguồn lực, tiến hành từng bước và tập trung vào những ngành, lĩnh vực chính. Có nhiều cách làm khác nhau trong các chương trình quốc gia về công nghệ 4.0 để hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất hay phát triển hạ tầng số, Việt Nam cần tiếp thu có chọn lọc, đặc biệt từ các quốc gia có xuất phát điểm tương đồng trong khu vực. |