Trả lời:
Theo Điều 282 Bộ luật Tố tụng dân sự, bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Đồng thời, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Do đó, vì bạn không đề cập đến bản án của tòa đã chính thức có hiệu lực pháp luật chưa nên trong trường hợp bản án đã có hiệu lực pháp luật thì mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan phải tôn trọng, chấp hành.Bên cạnh đó, Điều 4 Luật Thi hành án dân sự nêu rõ, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Ngoài ra, tại Điều 30 Luật này, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.Bạn chưa nói cụ thể bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực cách đây bao lâu, có còn thời hiệu nữa hay không. Do đó, có thể chia thành 2 trường hợp: Nếu đã quá 5 năm, bạn phải chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn. Nếu chưa đến 5 năm, bạn có thể làm đơn yêu cầu thi hành án để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Đặc biệt, khi đã có quyết định thi hành án, trong thời gian 10 ngày, người phải thi hành án phải tự nguyện thi hành án (Điều 45 Luật Thi hành dân sự). Hết thời hạn nêu trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.Như vậy, nếu bản án của tòa đã có hiệu lực pháp luật và nhà hàng xóm không chịu thi hành bản án khi có đầy đủ điều kiện để thi hành, trong thời hạn 5 năm, bạn làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối