70 năm giải phóng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội: tăng phân cấp, ủy quyền, bố trí nguồn lực cho địa phương

Hồng Thái
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương. Trên tinh thần đó, việc tăng cường phân cấp, ủy quyền phải đi theo với bố trí nguồn lực cho các địa phương.

Chiều 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai.

Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai. Ảnh: Hồng Thái
Chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai. Ảnh: Hồng Thái

Thảo luận tại tổ Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu trong Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, không chỉ với từng cương vị công tác mà với vai trò của đại biểu Quốc hội, đã nghiên cứu rất sâu, kỹ lưỡng các nội dung liên quan đến các dự thảo Luật trên, qua đó đóng góp để hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng tốt nhất.

Theo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, thời gian qua, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như Bộ Chính trị nhấn mạnh đến việc tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, những khó khăn vướng mắc để giải phóng nguồn lực cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trên tinh thần đó, Đảng đoàn Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu cũng như các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả công tác xây dựng pháp luật; “một luật sửa nhiều luật” nhưng tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, góp phần thúc đẩy phát triển khi triển khai trong thực tiễn.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái

Đánh giá cao các cơ quan chủ trì soạn thảo của Chính phủ đã quyết tâm, quyết liệt để các dự án Luật được trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhấn mạnh đến việc sửa đổi Luật Đầu tư công và “một luật sửa nhiều luật”. Trong đó, nhiều đại biểu đánh giá, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán như một cuộc cách mạng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Đối với việc sửa đổi Luật Đầu tư công, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài quan tâm đến nội dung phân cấp, ủy quyền cho các địa phương. Trên tinh thần đó, việc tăng cường phân cấp, ủy quyền phải đi theo với bố trí nguồn lực cho các địa phương.

Cơ bản nhất trí với các ý kiến của các đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luật tại tổ về việc sửa đổi Luật Đầu tư công, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho rằng, việc  tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập là một bước tiến bộ lớn trong xây dựng luật. Việc giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư còn chậm do nhiều nguyên nhân, liên quan đến giá đền bù, rồi nguồn gốc đất của người dân và tổ chức; hỗ trợ và đền bù giải phóng mặt bằng là hai công việc khác nhau.

Quang cảnh Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái
Quang cảnh Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thảo luận tổ. Ảnh: Hồng Thái

Dẫn chứng những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhất trí với kiến nghị của các đại biểu Quốc hội, đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu, giải trình những nội dung còn ý kiến khác nhau trong Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đặc biệt là những nội dung liên quan đến việc phân cấp thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý.

 

Theo Tờ trình Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu của Dự thảo Luật, đó là: cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án (bao gồm cả dự án nhóm B, C). Cho phép bố trí vốn ngân sách địa phương để ủy thác thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương.

Phân cấp thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thủ tướng Chính phủ. Phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng chung vốn ngân sách Trung ương, các khoản vốn ngân sách Trung ương chưa phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn từ Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội…